Trước đây, chúng ta thường thấy người lớn nhá cơm rồi mớm cho trẻ ăn. Việc làm này không những không đảm bảo về mặt vệ sinh mà nó còn ảnh hưởng xấu tới thói quen ăn uống và sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ.
Chúng ta đều biết, trẻ sơ sinh trong giai đoạn sinh trưởng phát dục nhanh, cần thức ăn chất bổ phong phú để thỏa mãn sự phát dục của cơ thể. Tuy vậy, muốn cơ thể trẻ tiêu hóa hấp thụ tốt, thì việc tiêu hóa của trẻ cần phải thông qua quá trình tự tiếp nhận thức ăn để thúc đầy sự phát dục.
Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi hỗn hợp với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo. Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.
Còn nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.
Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Do đó, trong miệng người lớn có rất nhiều vi khuẩn và vi trùng. Người lớn do có sức đề kháng tương đối tốt nên chưa phát bệnh. Trẻ thơ thì khác, cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào. Đặc biệt là với những người lớn đang mắc các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan, lao phổi, kiết lỵ, cúm,… sẽ càng dễ đưa bệnh vào cơ thể trẻ qua đường miệng.
Chính vì vậy, để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tiêu hóa tốt, tuyệt đối không nên nhá cơm cho trẻ.