Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Táo bón và trĩ, căn bệnh đáng ghét ở bà bầu

Khi hỏi về những “tác dụng phụ” của việc bầu bí, chị Lan (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi bị bệnh trĩ ngay từ tháng thứ 5 thai kỳ. Ban đầu đó chỉ là triệu chứng táo bón hàng ngày nhưng rồi dần dần bệnh nặng hơn đến 2-3 ngày tôi mới đi được một lần. Trong người thì lúc nào cũng cảm thấy bí bách, khổ ơi là khổ.”

Chung hoàn cảnh với chị Lan, Hòa lắc đầu ngao ngán: “Hồi trước khi có bầu mình cũng bị trĩ nhưng đã chữa dứt điểm bệnh, đến giờ khi mang bầu tháng thứ 7 căn bệnh lại tái phát. Mà thai nhi của mình lại to nên chứng bệnh càng nặng nề hơn. Hàng ngày phải chịu đựng búi trĩ sa xuống đau nhức, đứng không được mà ngồi cũng không yên. Khổ nhất là lúc đi vệ sinh, ngồi đó mà trực khóc vì đau quá. Bệnh thì nặng mà thuốc thang chẳng dám uống vì sợ ảnh hưởng đến con. Mình cũng đã cố gắng chọn thực phẩm nhiều chất xơ, mát để ăn nhưng tình hình chẳng cải thiện được là mấy. Có lẽ sẽ phải “sống chung với lũ” cho tới khi con chào đời. Nghĩ đến mà nản quá”.

Hãy cùng đi tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng ngừa bệnh cho chị em bầu các mẹ nhé!

Nguyên nhân bệnh trĩ khi bầu bí

Bản chất búi trĩ chính là đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng thai nghén, nhất là thai to cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm. Chị em thường thấy ở hậu môn sa ra một khối cứng, ấn đau, ít chảy máu, kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Có những người tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táo khiến người bệnh đau dữ dội.

Bệnh trĩ rất phổ biến khi mang thai.

Ngoài lý do trên, khi có thai, phụ nữ ít vận động cũng gây nên tình trạng khí huyết kém lưu thông khiến tăng độ sa giãn búi mạch. Hơn nữa, giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ mạnh hơn (để truyền dưỡng chất nuôi con) nên thường sinh nhiệt, gây táo bón, khiến trĩ càng có cơ hội phát ra.

Đừng chủ quan!

Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu bí không nên quá chủ quan với căn bệnh này với tâm lý “sống chung với lũ”. Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Chữa trị thế nào?

Đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi. Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt hơn cả phụ nữ mang thai nên học cách phòng ngừa để tránh bị đau đớn khi bị bệnh.

Phòng ngừa thế nào?

– Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

Thực phẩm nhiều chất xơ giúp giảm chứng táo bón, trĩ
hiệu quả cho mẹ bầu.

– Tắm nước ấm: tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm không chỉ khiến bạn có cảm giác thoải mái mà còn giúp phòng ngừa và giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên ngâm mình trong nước ấm hàng ngày.

– Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.

– Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.

– Tập luyện thể thao cũng là phương pháp hữu hiệu chữa bệnh trĩ. Chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu, tập kegel cũng rất tốt.

Lưu ý: Nếu đã áp dụng tất cả các cách trên mà bệnh tình không thuyên giảm cộng với hiện tượng ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Tâm trạng bà bầu có ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý của thai nhi sau này
  • Để quá trình thai nghén bớt gánh nặng hơn
  • Những điều mẹ bầu thường băn khoăn về sex
  • Khi bạn chuẩn bị làm bố
  • Sự tăng kích cỡ vòng 1 ở bà bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn