Nhiều chị em bầu than phiền rằng da họ thường trở lên xấu hơn khi mang thai. Những dấu hiệu xuống sắc phổ biến ở làn da bao gồm: nám da, mụn trứng da, giảm sắc tố da, rạn da… Làm thế nào để hạn chế những vấn đề này cho bà bầu?
Nám da
Hiện tượng này thường biểu hiện rõ nhất ở phụ nữ mang bầu trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Nguyên nhân là do các hormone làm sắc tố của da tăng lên đáng kể. Bạn có thể bị nám trên trán, má, môi trên và mũi. Những vùng da bị nám thường có màu đậm hơn các vùng da thường khác. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ dần dần biến mất ngay sau khi em bé được sinh ra.
Giải pháp:
Cách duy nhất để giảm hoặc kiểm soát sự hình thành của nám da trong thời kỳ này là bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì những tia UV có thể dễ dàng làm làn da bạn trở nên xấu đi. Do đó, bạn không nên quên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi nám trong mỗi lần ra ngoài trời. Ngoài ra, chị em cũng có thể đắp thêm một số loại mặt nạ tự nhiên để giúp hạn chế tình trạng này.
Rạn da
Hiện tượng này xảy ra ở 90% phụ nữ mang thai. Ở dưới bụng, bầu ngực của bạn có xuất hiện những vết rạn màu đỏ hoặc hồng chạy dọc từ trên xuống dưới.
Giải pháp:
Bạn có thể luyện tập thể dục để ngăn cản chứng rạn da này. Hoặc cũng có thể dùng mỹ phẩm chứa vitamin E và axit alpha hydroxy ngăn ngừa. Những loại thuốc này không ảnh hưởng tới cơ thể bạn. Nhưng nếu bạn cảm thấy những vết rạn đó không có vấn đề gì thì cũng không nên cố gắng khắc phục nó. Sau khi sinh, nó sẽ chỉ còn là những vết mờ nhẹ nhàng và một thời gian sau sẽ biến mất.
Mụn
Nếu mặt bạn có tiền sử mụn trứng cá thì khi mang thai, chúng sẽ bùng nổ và tấy lên rất khó chịu. Đó là do hormone gia tăng và tuyến bã nhờn hoạt động sẽ kích thích chúng sinh sôi nảy nở. Nhiều chị em trước khi mang bầu không có mụn nhưng đến lúc bầu bí mụn vẫn mọc rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Giải pháp:
Nếu gặp trường hợp như thế này, bạn giữ thói quen sạch sẽ một cách nghiêm túc. Rửa mặt nhẹ nhàng bằng sửa rửa mặt dịu nhẹ vào mỗi buổi sáng, ban đêm trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, không rửa mặt quá nhiều sẽ dẫn tới chứng khô da.
Da sưng húp
Thực tế trong thời gian mang thai của bạn, làn da có thể giữ nước hơn mức bình thường. Vì thế nhiều bà bầu phải đối mặt với thực tế này và có thể khiến da bị sưng húp, có các đốm màu đỏ…
Giải pháp:
Các giải pháp cho vấn đề này là bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau khi sinh em bé xong, da bị sưng húp sẽ sớm biến mất.
Da khô
Trong khi một số thai phụ phát triển chứng da dầu, số khác lại phải đối mặt với một làn da khô cũng khó chịu không kém. Với trường hợp da khô, thô ráp, bong, thậm chí bị ngứa, thai phụ nên bổ sung thêm nhiều nước và làm căng da.
Giải pháp: Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp thai phụ giảm nhẹ triệu chứng khô da:
– Không nên tắm quá 15 phút trong nhiệt độ ấm, buổi sáng chỉ cần rửa mặt bằng nước, không sử dụng sữa rửa mặt.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi ít nhất 2 lần/ ngày, bôi ngay sau khi tắm xong (da vẫn còn ẩm) và trước khi đi ngủ.
– Uống nhiều nước: ít nhất bạn nên uống 8 côc nước/ ngày.
– Thêm các chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống như dầu ôliu, dầu hạt cải, bơ để làn da được bôi trơn từ bên trong. Ngoài ra, ăn cá hồi cũng giúp cải thiện làn da khô.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong phòng ngủ.
Da xỉn màu
Là hiện tượng trên da xuất hiện những vết có màu nâu, bẩn và tối màu ở vùng trán, môi trên và má. Đây cũng là một thay đổi bình thường trong giai đoạn bầu bí, sẽ tự biến mất sau khi sinh nở xong do đó các bà bầu không nên quá lo lắng.
Giải pháp
– Sử dụng một loại kem che khuyết điểm để làm mờ những vết tàn nhang trên da.
– Không sử dụng các chất tẩy trắng, hoặc điều trị bằng phương pháp tia laze.
– Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, đội mũ khi ra ngoài nắng, nên ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt.
– Thiếu hụt axit folic cũng có thể là một nguyên nhân khác khiến da bị tối màu, do đó, thai phụ nên chú ý bổ sung thêm vitamin và thực phẩm giàu axit folic (rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt).
do duyen đã bình luận
mang thai 10 tuAN MA AN IT CO SAO KHONG