Biếng ăn là một tình trạng khá phổ biến hiện nay ở trẻ. Biếng ăn không phải là một căn bệnh nhưng nếu biếng ăn kéo dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và vitamin, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ biếng ăn, các mẹ có thể tham khảo.
Tạo không khí vui tươi, thân thiện trong bữa ăn của bé
Rất nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì yếu tố tâm lý, vì vậy khi được ăn cùng với gia đình, bé sẽ cảm nhận được sự hào hứng với bữa ăn của mọi người, từ đó cũng tập trung với chuyện thưởng thức các món ăn hơn.
Nên cho bé ăn vào giờ cố định
Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa là khác nhau. Các mẹ cần tìm hiểu để cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi bắt được nhịp lúc con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần tìm cách cố định giờ ăn cho bé vào khoảng thời gian ấy. Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.
Không nên trộn thuốc vào thức ăn cho trẻ
Nhiều mẹ đã dùng chiêu trộn thuốc vào thức ăn để “đánh lừa” trẻ ăn và uống thuốc. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe cửa trẻ. Khi trộn thuốc vào thức ăn, thức uống của trẻ có thể gây ra những phản ứng hóa học, mất tác dụng của thuốc, thậm chí là gây hại cho trẻ. Thêm vào đó, chỉ cần bị mẹ “đánh lừa” vài lần, chắc chắn bé sẽ sợ và đề phòng mỗi khi thấy thức ăn, không còn hào hứng với chuyện ăn nữa.
Các mẹ cần đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ
Việc đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng. Thay đổi món ăn, khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm. Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, kẽm, magie, selen… vì ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.
Nên cho trẻ ăn khi… trẻ thấy đói
Nếu bạn kè kè tô cơm hoặc chén bột bên mình, bất cứ lúc nào cũng lăm le… ép cục cưng “muốn ăn cháo hay ăn roi” thì chỉ làm bé sợ ăn chứ không thể nào thèm ăn nổi. Nhiều đứa trẻ chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần mất luôn “phản xạ thèm ăn”. Bạn đừng lo việc để bé biết đến cảm giác đói. Đói một chút không sao cả, vì khi bé đói, tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay thôi.
Kích thích ngon miệng và thèm ăn cho trẻ
Các bà mẹ hãy chú ý đến kẽm, vitamin nhóm B và lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như Dielac Pedia của Vinamilk luôn bổ sung đầy đủ những chất này, bạn nên chọn cho con. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.
Cung cấp hệ dưỡng chất dễ hấp thu
Nếu bạn băn khoăn không biết làm cách nào cung cấp được hệ dưỡng chất phù hợp cho trẻ, nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng, hoặc chọn cho các sản phẩm đặc thù với công thức đã được các nhà khoa học nghiên cứu riêng cho trẻ biếng ăn. Bởi hệ dưỡng chất dễ hấp thu, chuyển hóa nhanh sẽ giúp trẻ biếng ăn vẫn hấp thu được trọn vẹn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Không nên dọa, bắt bé phải ăn
Một người mẹ chia sẻ, mình nhận thấy nếu ép bé ăn, bé sẽ có những hành động để “không ăn” và dọa mẹ hay người cho bé ăn. Nếu mình thấy bé như vậy và không cho bé ăn nữa lần sau bé sẽ lại tiếp tục làm như vậy để bỏ ăn. Khi ép bé, bắt bé phải ăn bé sẽ không vui và mình nghĩ bé sẽ có cảm giác sợ và muốn khóc chứ không hề muốn ăn.
Và một khi bé đã có ác cảm, thói quen sợ hãi khi đến bữa, khi đó thật sự là rất đau đầu và khó khăn để có thể làm cho các bé có một bữa ăn hoàn chỉnh, ngon miệng. Hãy để cho bé có một bữa ăn thật ngon miệng và thoải mái các mẹ nhé!
Kết thúc bữa ăn trong thời gian ngắn
Nhiều bà mẹ chia sẻ, bé nhà mình ngày trước có kiểu “ăn cả ngày không xong một bữa”. Cả ngày chỉ toàn là ăn với ăn, bữa sáng thì kéo dài đến tận trưa, được một thời gian thì ăn trưa lại đến cả chiều.
Thật sự là làm người làm mẹ như mình mệt mỏi và bé cũng phát ngán, không thể ăn nổi… Sau khi được các chị cùng cơ quan góp ý mình đã thử áp dụng thời gian cho bé ăn chỉ khoảng 40 phút trở lại thôi.
Nếu bé không ăn mình cũng không ép. Nếu bé đói mình sẽ bổ sung cho bé ăn thêm những thực phẩm khác như một chút bánh dinh dưỡng, váng sữa, một chút hoa quả, nhưng các bạn nhớ nhé chỉ một chút thôi không là đến bữa chính bé sẽ không ăn được đâu.
Không nên cho bé đi chơi, xem tivi trong bữa ăn
Trong khi ăn không nên cho đi chơi, xem tivi mà phải tập trung cho bé ăn. Nhiều bà mẹ khi cho bé ăn thường dẫn sang nhà hàng xóm hay chạy quanh sân khuôn viên để dỗ bé vì nghĩ như vậy bé sẽ ăn nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, nếu làm như vậy sẽ làm cho bé phân tâm, mải mê xem hoạt hình mà quên mất bữa ăn. Và như vậy sẽ vô tình tạo cho bé thói quen xấu phải xem phim mới ăn, hoặc phải chơi mới ăn ….
Hãy luyện cho bé thói quen, khi ăn là phải ăn tại bàn, ăn xong mẹ sẽ cho con xem phim, cho con đi chơi nếu con ăn giỏi nghe”. Nếu bé không chịu thì không ăn nữa, dù là cả những thứ bé đang đòi và rất thích ăn.