Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bố mẹ nói tục, con cũng chẳng kém cạnh

Bé Liên là một cô nhóc ngoan ngoãn, hiền lành và nhút nhát. Chẳng bao giờ cô bé dám to tiếng với bất cứ ai, kể cả với bạn bè. Ấy thế mà, khi bị cô giáo mắng, bé nói lí nhí nhưng cũng đủ để nửa lớp nghe thấy tiếng: “Có cái đ… gì mà lắm chuyện thế. Học làm c… gì mà bắt học nhiều thế”.

Ức chế quá thì nói tục

Không phải là người thô tục nhưng anh An vẫn thường xuyên… nói tục. Có rất nhiều lý do khiến anh khó giữ mồm, giữ miệng nhưng lý do lớn nhất chính là áp lực công việc.

Anh An đảm nhận công việc rất quan trọng trong công ty. Tuy nhiên, áp lực công việc lại chẳng thấm vào đâu so với áp lực con người.

Ở nơi làm việc, anh luôn rơi vào tình trạng “trên đe dưới búa”. Trên anh là những ông sếp năng lực kém lại thích thể hiện và đưa ra muôn vàn yêu cầu quái đản. Dưới anh là nhân viên, những “ông trời con” của các sếp tổng.

Nhân viên làm sai, anh không được mắng. Bị sếp la, anh phải im. Chính vì vậy, mọi bực dọc, ấm ức, anh đều mang về nhà xả với vợ.

Chị Lan, vợ anh là người thương chồng nên chị thường an ủi chồng và lặng yên khi nghe chồng văng tục.

Chị bênh chồng: “Bình thường anh ấy ăn nói rất chỉn chu, văn minh. Lúc nào áp lực quá, nói bậy một chút cũng không phải cái tội. Anh ấy phải xả hết cục tức ra mới sống được chứ. Đừng nên quá nguyên tắc”.

Điều chị Lan nói cũng không phải là không có lý. Nhưng mọi việc sẽ tốt hơn nhiều nếu anh “nhả ngọc, phun châu” ở nơi chỉ có hai vợ chồng.

Đáng tiếc, anh lại không để ý. Mỗi lần anh nói bậy, cu Nam đều đứng nghe ngóng, trợn tròn mắt nhìn bố. Chắc cu cậu đang tự hỏi: “Đây là ông bố mẫu mực của mình sao?”.

Thói quen nói tục của cha mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách con trẻ

Vấn đề của gia đình chị Quế, anh Lân nghiêm trọng hơn khi người văng tục lại là đàn bà.

Trong khi anh Lân luôn kiềm chế được bản thân, chị Quế lại vô cùng nóng tính. Hơi một tí là chị nạt nộ chồng con. Lúc bực quá, chị chẳng ngần ngại buông ra những lời lẽ mà ai đi qua cũng phải quay mặt vì xấu hổ.

Tệ hại hơn, những câu chữ nhạy cảm như vậy, chị thường nói trước mặt bé Kiều Liên.
Bị chồng nhắc nhở nhiều lần, lúc bình tĩnh, chị hứa hẹn rút kinh nghiệm nhưng mỗi khi cáu lên, chị lại chứng nào tật nấy.

Thông thường điều gì tốt đẹp thì khó học chứ thói hư, tật xấu rất dễ lây. Với con trẻ, điều này càng trở nên đúng đắn.

Bé Liên là một cô nhóc ngoan ngoãn, hiền lành và nhút nhát. Chẳng bao giờ cô bé dám to tiếng với bất cứ ai, kể cả với bạn bè.

Ấy thế mà, khi bị cô giáo mắng, bé nói lí nhí nhưng cũng đủ để nửa lớp nghe thấy tiếng: “Có cái đ… gì mà lắm chuyện thế. Học làm c… gì mà bắt học nhiều thế”.

Không thể tin vào tai mình, cô giáo hốt hoảng “triệu tập” phụ huynh tới trình bày. Vừa tức, vừa xấu hổ, chị Quế thẳng tay tát vào mặt con bé vì tội ăn nói hỗn láo.

Chị Quế hét lên: “Ai dạy mày cái thói ăn nói láo toét thế này? Tao kiếm tiền nuôi mày ăn học mà mới được một năm mày đã nhiễm cái thói hư tật xấu này. Bạn bè cũng phải biết chọn đứa mà chơi chứ. Chơi tùm lùm, cái tốt không học, chỉ học cái xấu thôi à con?”.

Bé Liên òa khóc cãi lại: “Mẹ nói được sao con không nói được?”.

Nghe con nói, chị Liên giật mình. Thôi chết rồi! Chính chị mới là thủ phạm gây nên tội lỗi tày trời này.

Quá xấu hổ với cô giáo, chị vội đưa con về nhà. Chị hứa với lòng mình sẽ cai nói bậy và dạy dỗ con tử tế. Rất may bé Liên khá ngoan ngoãn. Chị tin rằng chị có thể sớm đưa con vào nề nếp. Tất nhiên, với điều kiện chị cũng phải nỗ lực cùng con.

Chưa đến mức nhiễm bệnh nói tục nặng như bé Liên nhưng cu Nam thỉnh thoảng cũng buông ra vài câu rất sốc.

Một hôm, đang vội đưa con đi học, anh An vô cùng bực tức khi chiếc taxi đồ chình ình trước cửa nhà khiến anh không thể dắt xe máy ra được.

Anh chưa kịp phản ứng gì, cu Nam đã hét lớn: “M.. cái thằng taxi. Chặn trước cửa nhà ai mà đi được. Bố ra bố chửi chết m… nó đi”.

Anh An đầu óc choáng váng khi nghe con nói tục. Chẳng cần mất nhiều thời gian, anh An sớm hiểu ra vấn đề. Ngay đêm hôm đó anh đã tâm sự với vợ: “Từ bây giờ em thấy anh nói tục, em cứ thẳng tay véo anh thật mạnh. Anh cứ tiếp tục như thế, thằng bé hỏng mất em ạ”.

Chị Lan cũng gật đầu đồng ý. Chị tin rằng bố mẹ nói tục sẽ ảnh hưởng rất không tốt đến con trẻ, đặc biệt những em bé ở lứa tuổi bắt đầu đi học.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh
  • Giúp con vững bước thành công

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn