Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những đặc điểm về thể chất của trẻ ở những lớp đầu tiểu học

Bước vào lứa tuổi đầu tiểu học sẽ có nhiều bước phát triển mới trên cơ thể của trẻ. Ở lứa tuổi này, chiều cao của tất cả các trẻ đã được hơn 100cm, cân nặng vào khoảng 15kg; hệ xương và hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện trong khi hệ cơ và hệ thần kinh cấp cao đang trên đà phát triển mạnh.

Hệ xương

Còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,…Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn và có ích, đòi hỏi sự khéo léo của tay và chân… Đặc biệt rèn cho các em tư thế ngồi học khoa học để tránh việc mắc phải các căn bệnh về học đường trong đó có cong vẹo cột sống, cận thị…

Chiều cao mỗi năm của trẻ tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1 – 2 kg.

Cha mẹ cần nắm rõ những đặc điểm về thể chất để có chế độ nuôi dưỡng và giáo dục phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Hệ cơ

Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,…Vì vậy mà thầy cô và cha mẹ nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Hơn nữa, hệ cơ đang phát triển, khả năng tập trung chú ý củatuổi này còn thấp, nên trẻ thường không ngồi yên lâu một chỗ được. Vì thế người lớn nên thông cảm cho trẻ chứ không phải do trẻ hư.

Hệ tuần hoàn

Mặc dù khi lên 6, trọng lượng tim của trẻ nặng gấp 6 lần lúc mới sinh nhưng nhịp đập yếu. Mỗi phút, tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 – 90 lần/ phút, Mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Để tránh làm cho tim bị suy kiệt, người lớn cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ chơi.

Bộ máy tiêu hoá

Bộ máy tiêu hoá của bé 6 tuổi còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu nếu ăn quá nhiều, dễ bị tiêu chảy khi ăn đồ lạ, thức ăn lâu ngày. Thức ăn nóng quá hay lạnh quá cũng có thể khiến bé sinh bệnh…

Khi người lớn cho trẻ ăn cần chú ý cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính và 1 bữa phụ. Nếu cho trẻ ăn vặt, cho ăn đồ nguội lạnh nhiều sẽ có hại cho sức tiêu hoá và sức khoẻ của trẻ.

Hệ thần kinh cấp cao

Đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,… Dựa vào cơ cấu sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.

Cha mẹ cần nắm rõ các đặc điểm này để có chế độ nuôi dưỡng và giáo dục phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Bí quyết của mẹ giúp trẻ thích đọc sách
  • 5 cách giúp con bạn thích viết
  • Làm thế nào để luyện cho trẻ phương pháp làm việc có kế hoạch?
  • Tập thói quen tốt cho bé ngay từ nhỏ là điều cha mẹ nên làm
  • 9 điều tuyệt vời cha mẹ nên dạy con gái

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn