Thính lực kém (điếc) có thể xảy ra với trẻ vào bất kỳ thời gian nào và rất khó nhận biết. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng học hỏi và tiếp thu của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu “mầm mống” cảnh báo nguy cơ trẻ bị điếc mà cha mẹ nên chú ý.
Trẻ từ 12 18 tháng
- Không nhận biết được người thân, con vật hay những đồ vật thân thuộc.
- Không phản ứng trước mệnh lệnh thức đơn giản: “Lại đây”, “Đến đây”.
- Không phản ứng với âm thanh phát ra từ bên ngoài.
- Không bày tỏ mong muốn gì.
- Không bắt chước và nói được những từ đơn giản hay không bập bẹ được ít nhất 2 từ.
- Không chỉ ra được những bộ phận đơn giản trên cơ thể khi được hỏi.
Trẻ từ 19 24 tháng
- Không nói nhiều hơn 5 từ.
- Không thể chỉ ra ít nhất 2 bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.
- Không đáp lại “Có” hoặc “Không” khi được hỏi hoặc khi có mệnh lệnh thức từ người khác.
- Không thể xác định được những đối tượng phổ biến như quả bóng hay con mèo.
- Không ê a, bi bô “diễn thuyết”.
- Không hưởng ứng khi người lớn đọc gì đó cho nghe.
- Không hiểu những cụm từ đơn giản như dưới bàn, trong hộp…
Trẻ từ 25 29 tháng
- Không phản ứng trước mệnh lệnh thức: “Ngồi xuống” hay “Uống sữa đi!”.
- Không trả lời được các câu hỏi “Cái gì?” ,”Ai?”
- Không nói được câu có hai từ đơn giản.
- Không quan tâm đến chuyện xung quanh.
- Không hiểu những từ chỉ hành động như chạy, đi, ngồi…
Trẻ từ 30 36 tháng
- Không hiểu những cụm từ sở hữu, ví dụ như “của tôi”, “của bạn”
- Không phân biệt kích cỡ đồ vật to hoặc nhỏ.
- Không dùng từ số nhiều hay động từ nào.
- Không hỏi những câu hỏi “Cái gì?” hay “Ai?”
Khi phát hiện bé yêu có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa con đi khám để tìm được phương pháp chữa trị kịp thời. Nếu để lâu, bé sẽ mất khả năng nghe, dẫn tới mất khả năng nói, ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển tâm lý, trí tuệ sau này.