Ho là một trong các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh, tuy nhiên nó không hẳn là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, khi mà bé không thể tự nói đau ở đâu, vấn đề của cha mẹ là phân biệt các chứng bệnh liên quan để có cách tự xử lý hoặc cấp cứu.
Ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ, theo giải thích của Giám đốc trung tâm các bệnh truyền nhiễm ở trẻ Nassau County (Mỹ) Howard Balbi. Ho là cách cơ thể làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Có hai kiểu ho cho mục đích này:
– Ho khan: xảy ra khi bé bị lạnh hoặc dị ứng. Kiểu ho này giúp dọn sạch dịch mũi và sự khó chịu từ cổ họng sưng.
– Ho sâu: bắt nguồn từ một bệnh hô hấp nào đó kèm với sự nhiễm khuẩn. Ho thường đi kèm theo đờm hoặc dịch mũi (chứa cả tế bào bạch huyết chống khuẩn hình thành trong đường thở của trẻ).
Trẻ dưới 4 tháng không ho nhiều, cho nên nếu bé ho thì cần chú ý. Vào mùa đông, khi trẻ ho kinh khủng, nguyên nhân có thể là do virus hô hấp hợp bào (RSV) nguy hiểm. Nếu trẻ dưới 1 tuổi thì chuyện ho ít đáng báo động vì nguyên nhân chủ yếu là do lạnh.
Để giúp bạn phân biệt kiểu ho nào cần theo dõi và kiểu cần xử lý khẩn cấp, trước tiên là cần bình tĩnh, lắng nghe âm thanh cẩn thận và xem xét các chỉ dẫn dưới đây:
Cảm lạnh thường hay cúm?
Những dấu hiệu cho thấy tiếng ho của trẻ là do cảm lạnh gồm:
Nghẹt và chảy nước mũi
Sưng họng
– Âm thanh nghe khô khan
– Các triệu chứng khác: tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, trẻ có thể có:
Nước nhầy rớt
Sốt nhẹ về đêm
– Cách trị: cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy làm ẩm khí để giúp bé dễ thở hơn. Cho dù bạn nóng lòng muốn trẻ bớt ho, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng:
Thuốc ho long đờm
Thuốc ho (không nên dùng trừ phi trẻ ho nhiều làm mất ngủ ban đêm).
Acetaminophen (để giảm sốt)
Nếu thân nhiệt của trẻ từ 37 độ C trở lên và trông mệt mỏi, nên gọi ngay bác sĩ vì nhiều khả năng bé bị cúm. Nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi, gọi bác sĩ ngay nếu sốt. Thậm chí sốt nhẹ cũng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh.
Bệnh bạch hầu thanh quản
Bạn sẽ biết ngay bé bị bạch cầu thanh quản khi thấy con thức dậy nửa đêm và ho sâu, khó thở. Bệnh bạch cầu thanh quản thường ảnh hưởng tới trẻ dưới 5 tuổi và bắt đầu bằng hiện tượng cảm lạnh hoặc sổ mũi sáng sớm.
– Âm thanh giống như ho sâu
– Các triệu chứng khác: thường là do nhiễm virus. Bệnh bạch cầu thanh quản làm cho niêm mạc khí quản sưng lên và nghẹt đường thở – đó là nguyên nhân vì sao trẻ khó thở. Bạn sẽ nghe thấy tiếng ho đặc kín khi trẻ hít thở vào (không phải lúc thở ra).
– Cách trị: trước tiên cần làm cho bé bình tâm, sau đó thử áp dụng một trong các cách sau đây để giúp bé dễ thở:
Mở vòi hoa sen, đóng cửa nhà tắm và cho bé thở trong không khí đầy hơi nước.
Nếu là nửa đêm, đưa bé ra ngoài, không khí ẩm sẽ làm cho con dễ thở hơn.
Cho trẻ thở không khí từ máy làm ẩm khí
Bệch bạch cầu thanh quản sẽ hết trong khoảng 3-4 ngày, nếu không đỡ thì cần gọi bác sĩ.
Viêm phổi
Bệnh viêm phổi xảy ra khi phổi bị nhiễm khuẩn hoặc virus do một số bệnh mang lại, kể cả cảm lạnh thường.
– Tiếng ho nghe sâu và có đờm
– Các triệu chứng khác: trẻ rất mệt và dễ ho, nhìn mọi thứ đều có sắc xanh và vàng.
– Cách trị: phụ thuộc vào nguyên nhân là virus hay vi khuẩn, hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt. Viêm phổi do vi khuẩn thường nguy hiểm hơn và thủ phạm thường là khuẩn strep pneumonae.
Nguyễn Thị Thu Thảo đã bình luận
Chào bác sĩ cháu trai nhà em được 3 tháng tuổi cân nặng của cháu là 6kg, như vậy có đạt tiêu chuẩn không ạ. Gần đây cháu thỉnh thoảng có ho, một ngày khoảng một hai lần vậy cháu có bị viêm đường hô hấp không ạ và chữa trị như thế nào xin bác sĩ tư vấn giúp em.
thanhnhuong82@gmail.com đã bình luận
Chào Bác sĩ cháu nha em mới được 2 tháng tuôi ma bi cảm sổ mũi nghẹt mũi kho thở em co đến BS kham va lay thuốc (amoxilin) vê cho chau uông nhung chua khỏi nay lại thêm chứng Ho, khi Ho Chau thương bi sặc (giông như mắt cổ vậy).VÌ là con đâu long nên Em chưa co kinh nghiệm gi nhờ BS tư vấn giúp em với.Em cảm ơn nhiếu!