BS Lộc cho biết, xông mũi họng (khí dung) là phương pháp có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp cấp hoặc mạn tính. Cơ chế hoạt động của nó là khi xông hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Chính vì thế, việc xông giúp trẻ dễ thở, chấm dứt nhanh các cơn khó thở, khò khè ở trẻ. Trong khi, nếu dùng thuốc sẽ có tác dụng chậm hơn vì thuốc cần thời gian đi vào dạ dày, ngấm vào máu sau đó mới đến các tế bào bị viêm nhiễm. Chính điều này khiến bà mẹ lầm tưởng xông mũi họng như một phương pháp hiệu quả nhất.
Bị điếc vì xông mũi, họng
Việc sử dụng máy xông mũi, họng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách xông mũi, họng đúng theo chỉ định của bác sĩ mà phần lớn là tự sắm máy và mua thuốc xông cho bé theo lời truyền miệng, mách nước của bạn bè, người thân. Chính việc lạm dụng bừa bãi này đã khiến con nhỏ phải chịu hậu quả khôn lường.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, BV Hồng Hà, cho biết, mấy chục năm làm nghề, từng giữ cương vị giám đốc BV Tai mũi họng TƯ bà cũng từng chứng khiến có nhiều trẻ đến khám trong tình trạng viêm mạc mũi phù nề nặng, viêm mũi kéo theo viêm họng dẫn tới biến chứng viêm phổi do bị xông mũi họng quá nhiều. Nguy hiểm hơn có trẻ còn bị điếc.
Cách đây 1 tuần, bà cũng đã khám cho một bệnh nhi 5 tuổi bắt đầu có biểu hiện giảm thính lực từ việc xông mũi họng. Sau khi thăm khám bác sĩ phát hiện thính lực của bé bị giảm sút nhiều nhưng lại không mắc các bệnh lý về tai. Qua khai thác tiểu sử được biết bé rất hay bị viêm mũi, ho. Người mẹ này đã sắm máy xông mũi họng về điều trị cho con thay vì cho bé đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc xông mũi tại nhà cho bé đã kéo dài được gần 2 năm. Thời gian gần đây, bé kêu tai hay bị ù, nghe không rõ, sức học giảm sút trầm trọng. Đưa con đi khám người mẹ hoàn toàn bất ngờ khi bác sĩ kết luận chính việc lạm dụng xông mũi họng là thủ phạm khiến bé bị điếc.
BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc BV Nhi TƯ chia sẻ, ông nhớ mãi trường hợp của một cháu bé 2 tuổi ở Nam Trực, Nam Định. Theo lời kể của người nhà, bé sinh ra được mấy tháng thì thường xuyên bị khó thở, khịt mũi. Nghĩ rằng con bị bệnh về đường hô hấp, gia đình không tiếc tiền sắm máy xông mũi, họng về tự điều trị cho con.
Sau lần đó, cứ mỗi lần bé khó thở mẹ liền làm nước muối rồi cho bé xông. Được một thời gian, các cơn khó thở xuất hiện ngày càng nhiều hơn, nghe người quen mách chị mua kháng sinh về hòa với nước muối làm khi dung xông cho con. Tuy nhiên, bệnh đâu chẳng đỡ bé càng ngày càng còi cọc, biếng ăn, thường xuyên bị các cơn khó thở hành hạ.
Bé được đưa đến khám tại BV Nhi TƯ, BS Lộc là người trực tiếp khám: “Ngay sau khi nghe tim, phổi cho bé tôi đã nghi ngờ cơn khó thở của bệnh nhi này không phải là mắc bệnh về đường hô hấp mà thủ phạm có thể là bệnh tim nên yêu cầu người nhà cho bé đi làm các xét nghiệm về tim. Kết quả cho thấy bé đúng là bị hẹp van tim. Việc bắt bệnh và lạm dụng xông mũi họng tại nhà vô tình khiến bệnh của bé được phát hiện quá muộn, bệnh trở nặng, nếu không được phẫu thuật sớm sẽ có nguy cơ tử vong”.
Không phải trẻ nào cũng có thể xông
BS Lộc cho biết, xông mũi họng (khí dung) là phương pháp có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp cấp hoặc mạn tính. Cơ chế hoạt động của nó là khi xông hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Chính vì thế, việc xông giúp trẻ dễ thở, chấm dứt nhanh các cơn khó thở, khò khè ở trẻ. Trong khi, nếu dùng thuốc sẽ có tác dụng chậm hơn vì thuốc cần thời gian đi vào dạ dày, ngấm vào máu sau đó mới đến các tế bào bị viêm nhiễm. Chính điều này khiến bà mẹ lầm tưởng xông mũi họng như một phương pháp hiệu quả nhất. Mỗi lần chỉ cần trẻ ho, ngạt mũi, khó thở, lên cơn khò khè không cần biết nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên là do đâu các bà mẹ đã ngay lập tức xông mũi, họng cho trẻ.
BS Lộc khẳng định, điều này là hết sức nguy hiểm bởi không phải trường hợp nào cũng dùng được khí dung. Việc xông mũi, họng chỉ được chỉ định cho các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm xoang, hen…), bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, phương pháp xông mũi, họng không được chỉ định trong trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng. Bởi với trẻ này chỉ cần hít một lần có thể xảy ra sốc quá mẫn, dẫn tới tử vong.
Nguy hiểm hơn nhiều bà mẹ còn tự ý pha thuốc kháng sinh vào xông mũi, họng cho trẻ. Nhóm kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay là thuốc giảm viêm Corticoid, kháng sinh tại chỗ Gentamycine. Tuy nhiên việc lạm dụng không đúng liều lượng, dùng quá dài ngày sẽ khiến mũi trẻ bị phù nề, nhiễm trùng, giảm thính lực. Thậm chí, việc dùng quá liều lượng có thể dẫn tới nguy cơ ngộ độc thuốc, gây biến chứng suy gan, suy thận, mắc các bệnh lý về gân, xương … Sử dụng các loại tinh dầu khi xông có thể giúp mũi trẻ dễ thở nhưng nếu lạm dụng sẽ làm giảm khứu giác của trẻ.
Do đó, các BS khuyến cáo, nếu xông 2-3 ngày bệnh tình không đỡ, hoặc đỡ không đáng kể phải đưa trẻ đi khám. Nếu sau vài lần xông trẻ có biểu hiện ù tai, chóng mặt, nghe kém phải dừng ngay và đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Theo PGS.TS Dinh, với trẻ bịcác bệnh về mũi, họng cha mẹ không nên tự ý xông tại nhà, thay vào đó chỉ nên dùng các dung dịch nước biển sâu dạng xịt để làm sạch niêm mạc mũi, họng. Nước biển sâu có chứa khuynh diệp và bạc hà giúp sát khuẩn mũi họng, loại bụi bẩn, dị nguyên và vi khuẩn. Nếu trẻ không đỡ thì đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS cũng khuyến cáo, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên giữ trẻ ở nơi thoáng mát, tránh để bụi bẩn bay vào mũi trẻ, tăng cường ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cần tạo thói quen thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 2-3 ngày/lần. Nếu cho trẻ ra ngoài đường chơi thì khi về nên nhỏ nước muối vệ sinh mũi, họng cho bé.