Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Lợi ích thiết thực của thói quen rửa tay sạch sẽ cho trẻ

Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh, cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác. Vì vậy nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh.

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt nam chỉ có 12% số người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, và chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi nhà vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm… đặc biệt là bệnh tay chân miệng đang gây nhiều lo lắng và hoang mang cho các bậc làm cha, mẹ.

Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh, cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.

Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho trẻ.

Lợi ích thiết thực của thói quen rửa tay sạch sẽ

Trong thời gian qua, rất nhiều căn bệnh nguy hiểm vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó việc tạo thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách được xem là việc làm cần thiết của tất cả mọi người. Trong đó, trẻ nhỏ được xem là đối tượng nguy cơ cao bởi hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu nên dễ bị vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Nhận thức đúng đắn về việc giữ sạch đôi tay của trẻ là điều thiết thực nhất vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ trong tương lai.

Theo nhiều báo cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, trong đó có việc rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng với nước sạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy với một thói quen “rất đời thường” là rửa tay thường xuyên sạch sẽ đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, chính là nguyên nhân gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 – 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh. Ngày 12/10/2007, Vụ Điều trị Bộ Y tế đã ban hành công văn số 7517/BYT-ĐTr hướng dẫn về Quy trình rửa tay thường quy.

Thời điểm cần thiết rửa sạch đôi bàn tay cho trẻ

  • Trẻ cần được phụ huynh nhắc nhở rửa tay sạch sẽ vào 5 thời điểm quan trọng sau đây:
  • Sau khi trẻ sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi trẻ chơi đùa, nghịch ngợm trên đất, cát.
  • Sau khi trẻ tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào nghi ngờ đang bị nhiễm bệnh.
  • Sau khi trẻ ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay.
  • Trước khi vào bữa ăn.

Rửa tay sạch sẽ đúng cách

Quy trình rửa tay thường quy đã được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng, gồm 6 bước cơ bản sau đây:

Bước 1:làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngượclại.

Bước 3: chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

Bước 4: chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • 7 việc làm giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa hè
  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Đau đầu vì “bệnh định kỳ” của con
  • Xử lí thế nào khi bé bị nhiễm trùng tai?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn