Cũng giống như người lớn, trẻ con cũng có những ngày chỉ muốn trốn vào một góc và ngồi một mình. Tuy vấn đề có thể không phức tạp như người lớn, đôi khi chỉ là cảm giác thất vọng, bối rối hay cô đơn. Lắm khi chỉ là bé không được chơi cầu trượt tại công viên hay bị cô mắng tại lớp.
Việc tìm hiểu tâm lý trẻ theo từng lứa tuổi, từng giai đoạn rất quan trọng để bố mẹ có những cách hành xử, giáo dục trẻ phù hợp. Hãy nghe các chuyên gia hướng dẫn bạn đối phó với những thời khắc khó khăn của bé khi bước vào tuổi chập chững biết đi.
Với những em bé ở độ tuổi chập chững biết đi, cảm xúc thay đổi rất nhanh như thời tiết. Có vô số lý do để bé đẩy bạn ra hay tự nhiên hờ hững với những cử chỉ yêu thương của bạn. Lời khuyên tốt nhất với bạn luôn là hãy chờ đợi để thời khắc này qua đi, như chờ một cơn giông chợt đến chợt đi. Bên cạnh đó hãy tham khảo một số lý do phổ biến khiến con bạn trở nên lạnh lùng xa cách và cách bạn phải đối xử với bé.
Con có một ngày tồi tệ
Cũng giống như người lớn, trẻ con cũng có những ngày chỉ muốn trốn vào một góc và ngồi một mình. Tuy vấn đề có thể không phức tạp như người lớn, đôi khi chỉ là cảm giác thất vọng, bối rối hay cô đơn. Lắm khi chỉ là bé không được chơi cầu trượt tại công viên hay bị cô mắng tại lớp.
Bạn nên làm thế nào? Hãy tôn trọng mong muốn của bé. Để bé một mình nhưng cho bé biết rằng bạn ở ngay đó nếu như bé cần bạn giúp đỡ. Bé có lẽ chỉ muốn tự mình trải qua cảm giác này và nhanh chóng tìm bạn sau khi hết cảm thấy khó chịu.
Bé vừa qua một cơn giận dữ
Nếu bé đẩy bạn ra ngay sau khi bạn phạt bé đứng úp mặt vào tường hoặc lấy đi một thứ mà bé muốn, đó là cảm xúc thông thường: Tình cảm của bé bị tổn thương và bé muốn bạn biết điều đó. Hoặc đôi khi bé chỉ mệt thôi – la hét và lăn lộn trên sàn có thể lấy đi rất nhiều sức lực của bé.
Bạn nên làm thế nào? Đầu tiên, hãy chấp nhận rằng bé có quyền cảm thấy thất vọng. Hãy nghĩ cảm giác của bạn sau khi tranh cãi với chồng hay người bạn thân nhất của mình – bạn có lẽ cũng cần thời gian trước khi sẵn sàng khôi phục lại tình cảm. Em bé của bạn cũng cần thời gian như vậy.
Trước khi bạn cho bé một không gian riêng tư, hãy thể hiện cho bé biết bạn hiểu cảm giác của bé, ví dụ như nói với bé: “Con không muốn nói chuyện với mẹ bởi con đang buồn vì mẹ không cho con chạy ra đường, phải không?”. Hãy để bé biết rằng bạn luôn sẵn sàng bên bé khi bé cần một vòng tay âu yếm của mẹ. Hãy đảm bảo với bé rằng không có vấn đề gì cả, bạn vẫn yêu bé dù bé đã hành động sai.
Bé đang trải qua giai đoạn “tự lập”
Khoảng một tuổi, bé dường như vẫn hoàn toàn trong vòng tay mẹ. Khi lớn dần lên, bé có lẽ sẽ từ chối để bạn lại gần đồ chơi của bé. Điều này có thể vì bé ít cần bạn hơn, hoặc bởi vì bé đang kiểm tra bạn xem liệu tình cảm của bạn với bé có thay đổi nếu bé cố đẩy bạn ra xa hoặc đơn giản bởi vì khi bạn muốn ôm bé, bé đang bận rộn khi tập trung vào một điều gì đó.
Bạn nên làm thế nào? Cố gắng đừng coi việc bé từ chối là nghiêm trọng. Bé vẫn yêu bạn nhưng có thể không cần những cái ôm hôn của bạn vào lúc đó. Nếu dường như là bạn đang làm phiền bé khi bé đang bận rộn, hãy giữ những cái ôm hôn đó cho giờ đi ngủ hoặc khi bé không quá bận. Khi bé cảm thấy bạn yêu quý bé, bé sẽ biết tìm bạn ở đâu khi cần sự âu yếm.
Bé có thể không phải là kiểu người tình cảm
Cho dù bạn là người rất tình cảm, nhưng em bé của bạn – một cá thể riêng biệt, có thể không thừa hưởng những tính cách này.
Bạn nên làm thế nào? Nếu em bé của bạn tỏ ra có khoảng cách, bạn hãy chấp nhận chính con người bé. Thay vì cảm thấy tổn thương, hãy để con bạn dẫn đường khi muốn thể hiện cảm xúc. Cơ hội vẫn có thậm chí nếu bé rất độc lập, bé vẫn cần một cái ôm hôn vào một lúc nào đó, khi bé cảm thấy buồn hay hoảng sợ chẳng hạn.
Hãy cố gắng đọc phản ứng của bé và nếu bạn nghĩ bé đang mở lòng, hãy âu yếm ôm bé.
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em