Nếu trước đây bé nhà bạn chưa bao giờ bị hăm tã thì bỗng dưng đến tuổi ăn dặm bé lại bị hăm tã mặc dù bạn vẫn vệ sinh sạch sẽ cho con, không thay loại bỉm mới, v.v… Khi tìm tất cả các nguyên nhân đều không ra, bạn hãy nghĩ đến… thực phẩm. Một số loại quả sau sẽ khiến bé nhà bạn dễ bị hăm tã hơn. Nguyên nhân là do thực phẩm đó làm phân của bé thay đổi, do đó rất dễ khiến bé bị hăm tã. Nghe có vẻ lạ tai nhưng điều này là hoàn toàn có cơ sở đấy các mẹ nhé! Trẻ sơ sinh thường hay bị chứng hăm tã. Đó là hiện tượng vùng háng, mông bị nổi mẩn đỏ, có thể vùng da này bị đau, rát.
Nếu trước đây bé nhà bạn chưa bao giờ bị hăm tã thì bỗng dưng đến tuổi ăn dặm bé lại bị hăm tã mặc dù bạn vẫn vệ sinh sạch sẽ cho con, không thay loại bỉm mới, v.v… Khi tìm tất cả các nguyên nhân đều không ra, bạn hãy nghĩ đến… thực phẩm. Một số loại quả sau sẽ khiến bé nhà bạn dễ bị hăm tã hơn. Nguyên nhân là do thực phẩm đó làm phân của bé thay đổi, do đó rất dễ khiến bé bị hăm tã.
Cà chua
Cà chua là một thức ăn có tính axít, làm tăng khả năng phát triển một hăm tã.
Khi ăn dặm, bé có thể phát triển hăm tã nếu ăn một lượng lớn cà chua hoặc các loại thực phẩm có nguồn gốc từ cà chua. Nếu bạn nhận thấy bé bị hăm tã, tạm thời loại bỏ cà chua ra khỏi thực đơn để xem phát ban có mau lành hơn không.
Còn nếu bé nhà bạn đang trong giai đoạn bú mẹ, nếu mẹ ăn quá nhiều cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua thì cũng có thể khiến bé của bạn “bùng phát” hăm tã.
Cam
Cam là thực phẩm có tính axit, có thể gây hăm tã.
Nếu bé thích uống nước cam, thích ăn cam nghiền hoặc cam tươi được cắt nhỏ thì cam có thể là nguyên nhân của hăm tã ở bé.
Các mẹ thử tạm thời loại bỏ nước cam và các loại thực phẩm có họ với cam (các loại quả có múi khác, chẳng hạn như bưởi, chanh và quýt) có thể giúp phân của bé bình thường và khiến hăm mau lành.
Một số quả khác
Dâu tây, mâm xôi, việt quất cũng là những loại quả có tính axit, có thể dẫn đến hăm tã. Các axit trong những thực phẩm này làm thay đổi thành phần phân của bé, khiến bé dễ bị hăm tã hơn.
Một số việc các mẹ nên làm
Các mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên 4 tiếng một lần, tối đa là 6 tiếng và nên thay ngay sau khi bé đi ngoài. Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé để da trần 15 phút trước khi tiếp tục thay tã mới.
Ngoài ra, mẹ có thể bôi kem chống hăm khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã. Thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.
Ở các vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, nên xoa lớp kem hoặc dầu mỏng để tạo màng bảo vệ cho trẻ. Ngoài ra, cần tránh không để nước tiểu và phân ngấm vào da bé. Không nên xoa phấn rôm bởi phấn chỉ có tác dụng hút ẩm, nhưng lại làm bít tắc lỗ chân lông khiến bé càng dễ bị hăm.
Đối với các mẹ dùng tã vải cho bé, xà phòng và các chất tẩy rửa khi giặt tã cũng có thể là nguyên nhân khiến con bị kích ứng và mẩn ngứa.