Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phòng ngừa bệnh hô hấp cho bé khi trời chuyển lạnh

Khi trời bắt đầu chuyển lạnh, trẻ dưới 5 tuổi thường hay bị các bệnh về đường hô hấp là do lứa tuổi này sức đề kháng yếu, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi dù nhỏ của thời tiết, các bé dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công. Vậy phòng ngừa bệnh như thế nào?

Trời lạnh, bé rất dễ nhiễm bệnh

Cách đây vài hôm, thấy trời trở lạnh nên trước khi đưa bé Mi (3 tuổi) đi nhà trẻ, chị Thanh Huyền (Quận 3, TP HCM) đã trang bị quần áo rất kỹ cho cô công chúa nhỏ nhưng buổi chiều cùng ngày, chị lo lắng khi thấy bé xuất hiện triệu chứng ho hắng, nước mũi chảy ròng ròng.

Về tới nhà, cô bạn thân gọi điện nhắc nhở nên cẩn thận giữ ấm cho con vì hàng xóm của cô bạn có mấy người có con phải nhập viện vì bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết.

Không nhẹ nhàng như trường hợp của bé Mi nhà chị Huyền, chị Tuyết Mai (Núi Trúc, Hà Nội) phải đưa con vào viện trong tình trạng bé sốt, ho nặng, thở khò khè. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm đường hô hấp cấp.

Trời lạnh, bé rất dễ nhiễm bệnh.

Môi trường ô nhiễm hay thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân làm cho trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến hô hấp.

Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian, tâm trí để chăm sóc con nhiễm bệnh.

Khi trời bắt đầu chuyển lạnh, trẻ dưới 5 tuổi thường hay bị các bệnh về đường hô hấp là do lứa tuổi này sức đề kháng yếu, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi dù nhỏ của thời tiết, các bé dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công.

Bên cạnh đó, vì các bé còn quá nhỏ, chưa có ý thức giữ vệ sinh, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường sống (nhất là ở nhà trẻ) và người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh. Vì vậy vai trò của bố mẹ trong vấn đề phòng ngừa bệnh cho con đóng vai trò rất lớn.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt,… Thậm chí, bé có thể bị khó thở, thở khò khè…

Một điều các bậc phụ huynh cần phải lưu ý là trẻ em ở lứa tuổi này khi mắc bệnh thì diễn biến bệnh thường rất nhanh, khó lường,… Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị xử trí kịp thời và đúng sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi…

Vậy phòng ngừa bệnh như thế nào?

Để phòng ngừa chứng nhiễm khuẩn hô hấp nói trên, bác sĩ Philippe Collin (Khoa Nhi, BV Việt Pháp) đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ như sau:

Các bà mẹ cần chăm sóc trẻ kỹ hơn trước những thay đổi của thời tiết, trẻ nên được giữ ấm khi trời trở lạnh. Không cho trẻ đi chơi dưới trời lạnh hoặc đi quá khuya; tắm trẻ bằng nước ấm.

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua dinh dưỡng. Cha mẹ cần bổ sung cho con một số chất quen thuộc như sắt, kẽm, DHA, omega 3,… trong bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc… Dinh dưỡng nạp vào cơ thể là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm. Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng trưởng và phát triển cũng như xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bác sĩ Collin cho rằng một trong những biện pháp tăng cường sức đề kháng cho con đó là nên cho trẻ ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

Rửa tay với xà phòng là câu nói rất quen thuộc nhưng nhiều người ông bố bà mẹ lại quên hoặc không để ý. Rửa tay giúp ngăn chặn vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể, từ đó hỗ trợ cho hệ miễn dịch trẻ được tốt hơn.

Khi cha mẹ thấy con có triệu chứng sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh hơn hoặc khó thở, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều là dấu hiệu bệnh nặng, nhất thiết phải đưa con đến khám và điều trị ở bệnh viện.

Trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị nôn ói, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và chia nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng đủ.

Biện pháp phòng bệnh quan trọng nữa là phải cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng của ngành y tế.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chảy máu cam ở trẻ- Nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • 05 thực phẩm vàng giàu omega-3 tốt cho não bộ và thị lực của bé
  • Cách điều trị bệnh cúm A H5N1 cho trẻ nhỏ

Bình luận

  1. huong đã bình luận

    16/11/2012 at 8:34 chiều

    con tôi được 17 tháng, nặng 11kg. hiện nay cháu đang bị mẩn ngứa hết người ngứa ngáy khó chịu đi khám BS bảo cháu bị phát ban và có cho thuốc về nhà uống nhưng ko khỏi.xin hỏi có cách gì giúp cháu hết ngứa ko?

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn