Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sai lầm của cha mẹ khi chăm trẻ biếng ăn

Hiện nay, mua men tiêu hóa để tự điều trị cho trẻ biếng ăn, hay rối loạn tiêu hóa đang là lựa chọn của nhiều người lớn. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến tác hại cho tiêu hóa của trẻ.

Cẩn trọng với men tiêu hóa

Khoảng 20-30% trẻ đến khám dinh dưỡng do bố mẹ lo lắng về chứng biếng ăn ở trẻ. Trước khi đến khám, nhiều trẻ đã được mẹ cho uống thuốc bổ, uống men tiêu hóa ở nhà. Khi kết quả không khả quan thì mới đem trẻ đến khám. Bế trên tay con gái 18 tháng tuổi, một người mẹ phàn nàn: “Đợt này cháu ăn rất ít, chỉ nửa bát cháo nhỏ. Em đã cho uống hai tuần thuốc bổ, theo đơn cũ bác sĩ kê, nhưng không thấy tình hình cải thiện”.

Theo TS Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm thông tin – truyền thông và giáo dục, Viện Dinh dưỡng quốc gia, mua men tiêu hóa để tự điều trị cho trẻ biếng ăn, hay rối loạn tiêu hóa đang là lựa chọn của nhiều người lớn. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến tác hại cho tiêu hóa của trẻ.

Không nên tự mua men tiêu hóa để tự điều trị cho trẻ biếng ăn.

Bản thân cơ thể cũng có hệ thống để sản xuất ra men tiêu hóa giúp quá trình “chế biến” thức ăn đưa vào. Có một số lý do như sau đợt ốm, sau đợt tiêu chảy làm cho các men này bị giảm sút. Tuy nhiên, việc bổ sung men tiêu hóa cần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường, việc bổ sung chỉ trong một thời gian ngắn, để bù đắp thiếu hụt tại thời điểm cơ thể trẻ có trục trặc chưa sản xuất đủ. Nếu cứ lạm dụng, cho trẻ uống men tiêu hóa dài ngày, lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động này sẽ khiến bộ phận sản sinh ra men của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn. Khi đó, lượng men tiêu hóa sản xuất tự nhiên sẽ thiếu hụt và đẩy cơ thể vào tình thế phụ thuộc vào men tiêu hóa được đưa vào từ bên ngoài.

Không tự ý dùng thuốc bổ

Thuốc bổ được kê cho trẻ thường có thành phần là các vitamin, vi chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên cũng cần được chỉ định. Việc bổ sung không hợp lý sẽ gây thừa vitamin, thừa vi chất. Một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, gây tác dụng phụ không mong muốn. “Tốt nhất là bổ sung vitamin, vi chất qua chế độ ăn hằng ngày bằng rau xanh, trái cây, đa dạng hóa nhóm thực phẩm”, TS Kim Thanh cho lời khuyên.

Về các nguy cơ liên quan đến thừa vitamin và vi chất, Phó trưởng khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Trần Nhân Thắng lưu ý: trẻ em dưới 1 tuổi dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D thường xuyên với liều trên 400 UI một ngày, có thể dẫn đến tăng mức can xi máu gây ra trạng thái kích thích, co giật, chậm phát triển trí tuệ. Trường hợp nặng hơn có thể gây suy thận và tử vong. Thừa vitamin A kéo dài ở trẻ em còn để lại hậu quả vĩnh viễn là ngừng phát triển đầu xương, chậm lớn. Thường xuyên dùng quá liều vitamin C có thể gây sỏi thận, giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu… Vì vậy, sử dụng vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạng phối hợp phải phân biệt các công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 4 tuổi và cho người lớn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Dinh dưỡng cho trẻ em , Làm cha mẹ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Mẹ đau đầu vì con không nặng cân bằng trẻ khác
  • 4 kiểu cho con ăn điển hình
  • Mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng khiến con chậm lớn
  • 05 thực phẩm vàng giàu omega-3 tốt cho não bộ và thị lực của bé
  • Dinh dưỡng điều trị béo phì ở trẻ em

Bình luận

  1. trangiaanhthao đã bình luận

    21/11/2012 at 11:19 sáng

    Bác sỹ vui lòng cho e hỏi: Con e được 14.5 tháng, cân nặng 11.4kg, cao 78cm (con gái). hằng ngày chế độ ăn, ngủ của cháu như sau:
    – 7h30-8h ngủ dậy, vệ sinh cá nhân, bú mẹ 1 chút rồi tắm nắng hoặc ra ngoài chơi 1 lúc
    – 8h30-9h: uống Vitamin D , Celeen + ăn 1 bát cháo đầy (khoảng 250ml) thịt có trộn thêm 2 muỗng sữa (tương đương 60ml)
    – 10h – 12h ngủ
    – 12h mẹ đi làm về cho bú, sau đó ăn thêm 1 hộp sữa chua hoặc phô mai + hoa quả (chuối, đu đủ, dưa hấu, thanh long, na, xoài, nước cam…)
    – 13h30: ăn 1 cháo khoảng 250ml (chất tanh: cua, cá, tôm, lươn, ngao…)
    – 15h (hoặc 15h30) – 17h: ngủ dậy, uống 150ml sữa + bú mẹ thêm sau đó ra ngoài chơi khoảng 30p, về tắm
    – 19h-19h30: ăn 1 bát cháo
    – 22h: uống 120ml sữa, bú mẹ và đi ngủ
    – Ban đêm bú mẹ
    Cháu ngủ rất tỉnh (nhất là ban ngày), ban đêm thì thỉnh thoảng có đêm hay lăn lộn, tỉnh giấc giữa đêm và khóc, sau đó mẹ dỗ dành và cho ti mới ngủ lại, có vẻ ngủ không được sâu giấc, ngủ say về sáng.
    Em muốn hỏi bác sỹ chế độ ăn uống, ngủ và sinh hoạt của cháu như thế có hợp lý không. Cháu ngủ 1 ngày khoảng 11-12h tiếng như thế đã đủ chưa. Hiện tại cháu vẫn tăng cân tốt, chơi ngoan, đã mọc 14 răng và nói khá nhiều.
    Mong nhận được sự tư vấn của bác sỹ

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn