Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sinh mổ cần ăn uống sao cho đảm bảo sức khỏe?

Hỏi: Em năm nay 27 tuổi, em mới sinh bé được một tuần và phải mổ đẻ vì ngôi ngược. Hiện tại, em vẫn cảm thấy rất đau vùng vết mổ đồng thời sản dịch còn ra nhiều.

Em không phải dùng thuốc kháng sinh nữa nhưng lượng sữa mẹ vẫn chưa nhiều, cháu bé lại háu ăn nên em sợ không đủ sữa cho con bú. Do mổ đẻ nên em phải ăn kiêng rất nhiều thứ, số lượng thức ăn em ăn được cũng rất ít vì ăn mãi một thứ (thịt nạc, rau ngót, bí đao…) em thấy rất chán. Xin bác sỹ tư vấn cho em chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm được triệu chứng đau vết mổ, đồng thời làm sản dịch nhanh hết và vẫn đủ sữa cho em bé bú. Trong giai đoạn này, em không sử dụng thuốc nên chỉ có thể tác động bằng chế độ ăn. Em cảm ơn bác sỹ!

(Nguyễn Hoàng Thu Vân, Thường Tín, Hà Nội)

Trả lời: Chào bạn!

Tình trạng hiện tại của bạn hết sức bình thường. Sau khi mổ đẻ, vết mổ sẽ đau một thời gian đồng thời sản dịch sẽ ra nhiều. Thời gian bình thường, sản dịch có thể tới 1,5 tháng sau sinh. Việc dùng kháng sinh kết hợp ăn uống kém sẽ làm cơ thể người mẹ không tiết ra đủ sữa cho em bé bú. Như bạn đã nói, hiện tại bạn đã dừng kháng sinh, không sử dụng bất cứ thuốc nào để hỗ trợ tình trạng trên và thật sự bạn cũng không cần dùng thuốc. Những lời khuyên cho bạn lúc này là một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất để lấy lại dược sức khỏe của mình:

Lượng sữa của bạn sau đẻ mổ bị hạn chế, vì vậy bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như  cháo móng giò, uống đủ nước.

– Bỏ chế độ ăn kiêng: Ăn kiêng là thói quen có nguồn gốc từ suy nghĩ thiếu khoa học của dân gian ta từ ngày xưa. Nhưng theo quan niệm của y học hiện đại, các phụ nữ sau sinh không cần ăn kiêng gì cả, chỉ cần đảm bảo thức ăn an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và có tính mát (nhuận tràng). Trong giai đoạn này, bạn ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi…bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mình nhé!

– Lượng sữa của bạn bị hạn chế, vì vậy bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước… Ngoài ra, cho con bú đều đặn, bú đều cả hai bên sẽ làm cơ thể bạn tăng tiết Prolactin để sản xuất sữa nhiều hơn vì động tác mút núm vú của em bé sẽ kích thích hệ thần kinh, thể dịch của người mẹ làm tăng tiết sữa. Chính vì thế, những bà mẹ ít sữa nếu càng ít cho con bú, việc tiết sữa sẽ càng hạn chế. Bạn luôn phải nhớ rằng cho con bú thường xuyên mới giúp cơ thể điều tiết được lượng sữa bình thường.

– Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra trong tôm có những hoạt chất gây tác dụng này. Bạn có thể chế biến tôm dưới nhiều hình thức khác nhau để hấp dẫn thêm khẩu vị của mình.

– Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp (xôi), rau muống, lòng trắng trứng gà… Đây là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

Những dấu hiệu bạn cần theo dõi là đau bụng dưới kèm theo sốt, sản dịch ra bất thường (số lượng không giảm dần, tính chất dịch không loãng dần…), lúc đó bạn cần đi khám lại để loại trừ các bất thường thời kỳ hậu sản.

Chúc hai mẹ con sức khỏe, hạnh phúc!

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng & Sức khỏe , Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe phụ nữ , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Singapore nơi tốt nhất châu Á để một phụ nữ làm mẹ
  • Ngó xem chế độ ăn uống và sinh hoạt của sản phụ 3 nước Châu Á
  • Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh
  • Trầm cảm sau sinh và những điều chị em cần biết
  • Những điểm giống và khác nhau trong quan niệm ở cữ xưa và nay

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn