Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nguyên tắc chữa trị và cách phòng tránh bí tiểu sau sinh

Bí tiểu ở người mẹ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là khi sinh ngả âm đạo. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ.

Có khoảng khoảng 15% các bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu khó chịu, mất ăn mất ngủ. Bạn có thể đẩy lùi triệu chứng bức bối này phương cách dân gian hiệu quả.

Ám ảnh vì bị tắc

Vết thương cắt tầng sinh môn trong lúc sinh nở khiến cho nhiều người mẹ đau đớn khi đi tiểu. Lâu dần, tâm lý ngại vì đau khiến chất thải ứ đọng làm bàng quang căng giãn, gây tắc và càng khó đi hơn.

Ở nhiều sản phụ khác, việc bí tiểu lại bắt nguồn từ chính quá trình chuyển dạ sinh. Khi ngôi thai xuống thấp, đầu em bé đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang mất trương lực, co thắt cơ cổ khiến người mẹ khó có thể đi tiểu. Một số trường hợp khác, sau khi sinh, do bàng quang không còn nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy nên gây bí tiểu. Ngoài ra, việc bí tiểu còn bắt nguồn từ chính động tác thông tiểu nhiều lần, bàng quang bị viêm nên làm cho triệu chứng tăng rõ rệt hơn.

Người mẹ sau sinh nên vận động sớm, uống nhiều nước… để tránh bí tiểu.

Cảm giác bàng quang căng tức, rất mắc tiểu nhưng lại không thể đi tiểu được khiến nhiều người khóc ra nước mắt. Nhất là ở các bà mẹ sinh mổ, phải truyền nước nhiều, trong khi bạn chưa thể ngồi dậy tập đi vào toa let thì việc bí tiểu khiến bạn phát sốt và… hoảng loạn.

4 nguyên tắc chữa trị

Để đẩy lùi triệu chứng bí tiểu, bác sỹ thường áp dụng bốn nguyên tắc: tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp trở lại bình thường.

Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), khi mắc bí tiểu sau sinh, sản phụ hoàn toàn có thể dùng các biện pháp đơn giản sau để đẩy lùi tình trạng khó chịu này.

Trước hết, bạn dùng vòi sen nước ấm xịt vào vùng bụng dưới và cửa mình để kích thích cảm giác buồn tiểu. Hoặc hơ “cô bé” trên một chậu nước ấm. Nếu không muốn dùng cách này, sản phụ có thể lấy một chậu nước ấm, sau đó ngồi xổm, ngâm toàn bộ “vòng 3” trong khoảng 10 phút.

Ngoài ra, một số biện pháp theo kinh nghiệm dân gian sau cũng có thể mang lại hiệu quả tốt. Dùng củ hành tươi giã nát, chia thành 2 phần, bọc lại, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết), có tác dụng chữa tiểu khó. Sản phụ cũng có thể dùng hành trắng cả lá giã nát, thêm mật, đắp lên vùng kín, tiểu tiện sẽ thông.

Cách phòng tránh bí tiểu sau sinh

  • Trong khi mang thai nếu bạn mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu thì nên kịp thời điều trị dứt điểm.
  • Sản phụ trong khoảng 4 – 6 tiếng sau khi sinh cần chủ động đi tiểu dù có cảm thấy buồn tiểu hay không buồn tiểu.
  • Giữ tinh thần thư thái, thoải mái, ăn uống điều độ, đủ chất không quá no, quá đói. Hằng ngày đi lại, vận động nhẹ nhàng. Buổi tối không uống nhiều nước.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
  • Để không bị thiếu ngủ khi đang nuôi con mọn
  • Ở cữ mùa đông xuân và 3 điều mẹ cần lưu ý
  • Cần kiêng gì nếu bạn sinh mổ?
  • Cách giảm tầng sinh môn bị rạch sau ca sinh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn