Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thế nào là bệnh xương thủy tinh, có thể chữa khỏi căn bệnh này không?

Hỏi: Tôi có nghe nói về một số trường hợp trẻ bị mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Vậy, bệnh xương thủy tinh là như thế nào? Có thể chữa khỏi bệnh này được không?

Trả lời: Bệnh xương thuỷ tinh có tên khoa học là Osteogenesis Imperfecta – OI hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh tạo xương bất toàn. Bệnh xương thủy tinh là một nhóm bệnh lí bao gồm nhiều thể lâm sàng và có đặc điểm di truyền bởi gene trội hoặc lặn từ phía cha hoặc mẹ. Đặc trưng của bệnh là sự tổn thương thành phần collagen typ I của mô liên kết gây nên bệnh cảnh lâm sàng không những ở xương mà còn ở da, dây chằng, củng mạc mắt và răng như: gãy xương tự phát, biến dạng xương, lùn, bất thường của răng (tạo răng bất toàn), giảm thính lực. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh là 1/10.000. Trẻ bị mắc bệnh có tỷ trọng xương giảm, những trường hợp nặng, bệnh biểu hiện ngay khi chào đời khiến trẻ sơ sinh bị gãy vụn nhiều xương. Phần lớn trẻ bị bệnh chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Bệnh có thể biểu hiện muộn ở những trường hợp nhẹ hơn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của khối cơ làm giảm sức bền cơ, các xương dài như xương đùi, cẳng chân, cánh tay và cẳng tay rất dễ bị gãy dù chỉ va chạm nhẹ. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh xương thủy tinh. Rất nhiều phương pháp điều trị như liệu pháp gene, ghép tủy xương đã được tiến hành và bước đầu cho kết quả khả quan nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Các thuốc điều trị cổ điển như bổ sung vitamin D, calcium, v.v… đều không có hiệu quả. Từ năm 2004, người ta đã sử dụng bisphosphnate pamidronate để điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh xương thủy tinh. Chế phẩm này được truyền qua tĩnh mạch bước đầu cho kết quả khả quan như giảm đau xương, giảm bài tiết mồ hôi, làm tăng tỷ trọng xương, giảm số lần gẫy xương, giảm biến dạng xương một cách rõ rệt ở bệnh nhân. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với những bệnh nhân xương thủy tinh hiện nay là giá thành của loại thuốc này quá đắt. Khoảng 1 – 1,5 triệu đồng cho một lần truyền thuốc đối với trẻ nhỏ, trong khi thời gian điều trị là thường xuyên và lâu dài.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn chăm sóc trẻ em , Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bé rối loạn tiêu hóa kéo dài, phải làm thế nào?
  • Con em có nổi những miếng da thừa xung quanh hậu môn là bị bệnh gì, nên xử lý như thế nào?
  • Nhờ tư vần việc chăm sóc bé đang bị thiếu men G6PD?
  • Trẻ mới bị ngã cầu thang thì cần theo dõi hoặc đưa đi khám như thế nào?
  • Có nên kiêng ăn tôm, cua, thịt gà, trứng…khi trẻ bị ho?

Bình luận

  1. Huyen linh đã bình luận

    22/12/2012 at 3:06 chiều

    Bé nhà tôi được 20 ngày tuổi nhưng từ khi sinh tôi theo dõi thấy cháu có giật mình trước tiếng động (biểu hiện là nhắm tịt 2 mắt lại), nhưng rất ít, nhiều lúc âm thanh rất to nhưng cháu cũng không phản ứng gì.liệu con tôi có thính lực bình thường ko? Tôi rất lo lắng,rất mog phản hồi của meyeucon

    Trả lời
  2. Thanh Huyền đã bình luận

    06/12/2012 at 9:55 sáng

    Con trai tôi được 18 tháng, cháu nặng 12kg. Hiện nay cháu đi Nhà trẻ được 2 tháng. 5h30 chiều tôi mới đón cháu về nhà nên thời gian bồi bổ cho cháu là rất ít chỉ có 3 tiếng đồng hồ mà thứ gì tôi cũng muốn cho cháu ăn. Xin hỏi những thứ sau thì tôi nên cho cháu ăn như thế nào: Cháo, sữa, nước cam, sữa chua

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn