Theo nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trong tạp chí Emotion, các kết quả nghiên cứu cho thấy nỗi nhớ thực sự có thể giúp chúng ta cảm thấy ấm hơn và tăng cường khả năng chịu lạnh.
Nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu lần này, Tim Wildschut của Đại học Southampton tiết lộ rằng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nỗi nhớ đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy chức năng cân bằng nội mô của cơ thể.
Từ đó, cho phép cơ thể chúng ta mô phỏng lại trạng thái ấm áp trong những kỷ niệm đó. Nghiên cứu bao gồm một vài thí nghiệm được tiến hành bởi Wildschut và các đồng nghiệp từ trường đại học Tilburg và Sun Yat-Sen.
Một trong số các nghiên cứu đó liên quan đến việc yêu cầu người tham gia nghiên cứu ghi lại trong hồ sơ của họ tại bất cứ khi nào họ cảm thấy nỗi nhớ trong khoảng thời gian 30 ngày. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa cảm giác hoài cổ và những ngày trời lạnh.
Trong một thí nghiệm khác, những người tham gia nghiên cứu được đặt trong phòng lạnh (20 độ C), phòng thoải mái (24 độ C) hoặc một phòng nóng (28 độ C ). Trong khi ở các phòng này, họ được yêu cầu đánh giá mức độ của cảm giác hoài cổ, nhớ nhung các kỷ niệm. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người trong phòng lạnh cảm thấy nhớ nhung nhiều hơn so với những người trong các phòng có nhiệt độ nóng hoặc ấm áp.
Và trong thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người tham gia nghiên cứu nhớ lại một thời điểm trong quá khứ khi họ đang ở trong một căn phòng lạnh. Những người được yêu cầu nhớ lại giây phút hoài cổ đều đánh giá rằng căn phòng có vẻ ấm áp hơn và họ đưa ra phán đoán về nhiệt độ cao hơn bình thường.
Việc nhớ lại các kỷ niệm có thể không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy tốt mà nó cũng có thể làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, theo một nghiên cứu cũ đăng trong tạp chí Journal of Consumer Research.
Nghiên cứu này cho thấy rằng cảm giác của nỗi nhớ có thể “tăng lòng tự trọng, thúc đẩy nhận thức về ý nghĩa trong cuộc sống và nuôi dưỡng một ý thức về các mối liên hệ xã hội” của chính người đó.