Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bị bố phạt, con sợ đến phát bệnh

Phạt trẻ thế nào để hiệu quả mà không phản tác dụng là câu hỏi thật không dễ trả lời. Dưới đây là 5 điều cha mẹ cần ghi nhớ trước khi áp dụng bất kỳ hình phạt nào với con trẻ.

Lặng lẽ đưa con đi khám tâm lý ở văn phòng của một bác sĩ tư, chị Hân (Trường Chinh, Hà Nội) như chết nửa người khi nghe kết luận: bé bị rối nhiễu tâm lý do quá sợ hãi.

Con gái chị tính tình lém lỉnh và học khá giỏi, duy chỉ có một điều là bé hay nói chuyện trong lớp nên thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở và phạt đứng góc lớp… Là Giảng viên toán của một trường Đại học, chồng chị cảm thấy xấu hổ nên rất hay mắng con. Một lần sau khi đi họp phụ huynh về, anh đùng đùng nổi giận và bạt tai con 2 cái, chỉ tay mắng con là đứa trẻ ương bướng, khó dậy rồi nhốt con vào phòng tối, với mục đích bắt con tự kiểm điểm những lỗi của mình, mặc kệ bé kêu cứu và khóc lóc.

Từ sau lần phạt đó, con gái chị Hân ít nói hẳn, trở nên ngu ngơ, hay sợ hãi và thường tự ti về bản thân. Đặc biệt, mỗi khi thấy bóng dáng bố là bé run sợ trốn sau lưng mẹ, nhìn lấm lét hoặc chạy vội lên phòng khóa trái cửa. Lo lắng, chị cho con đi khám tâm lý thì được bác sĩ chẩn đoán là bé bị rối nhiễu tâm lý.

Con bị rối nhiễu tâm lý khi bị bố phạt.

Kết quả chẩn đoán của bác sĩ như sét đánh ngang tai với vợ chồng chị. Cũng từ hôm biết ‘bệnh’ của con, chồng chị ân hận và dằn vặt lắm…

Phạt trẻ thế nào để hiệu quả mà không phản tác dụng là câu hỏi thật không dễ trả lời. Dưới đây là 5 điều cha mẹ cần ghi nhớ trước khi áp dụng bất kỳ hình phạt nào với trẻ.

1. Tránh dùng bạo lực, không phạt con khi đang tức giận

Rất nhiều phụ huynh mắc phải sai lầm này. Khi đang giận dữ mà phạt trẻ thì thực chất cha mẹ đang xả những bực dọc, ức chế của mình vào con như kiểu ‘giận cá chém thớt’. Mục đích chính của hình phạt là để dạy trẻ cách cư xử đúng hơn. Chính vì vậy, trước khi phạt con, cha mẹ cần giải tỏa cho mình trước để đảm bảo bản thân hoàn toàn bình tĩnh và tỉnh táo.

Khi phạt xong, hãy cho trẻ hiểu đó là áp dụng luật lệ tự nhiên tất yếu ai cũng phải bị nếu không tuân theo những nguyên tắc đặt ra. Đồng thời cho trẻ biết rằng, cha mẹ chẳng vui gì khi phải phạt con. Phạt là phạt tội chứ không phải phạt con. Khi trẻ hiểu được sự cần thiết của việc phạt, trẻ sẽ chú ý không tái phạm nữa.

2. Tuyệt đối không bêu rếu trẻ trước mặt người khác

Những lời chì chiết như: “dốt như bò, lười biếng, đồ ăn hại, đồ vô dụng…” sẽ khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Phụ huynh cần hiểu rằng, trẻ cũng có lòng tự trọng như người lớn và không thích bị người khác bêu xấu, nhất là cha mẹ mình là người thân thiết nhất. Những lời nói chì chiết, so sánh sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng không còn kính trọng bố mẹ. Đôi khi người lớn chỉ vì đùa giỡn nói những lời này nhưng lại lặp đi lặp lại khiến trẻ hiểu rằng chúng đúng là vô dụng, hư hỏng như thế và trở nên trầm cảm, không muốn vươn lên học hành, làm việc phụ giúp cha mẹ.

3. Không ‘chụp mũ’

Không ít trẻ, chỉ cần vô tình làm bể một chiếc ly, cái chén… là y như rằng cứ lần sau có đồ đạc gì đổ vỡ là ngay lập tức sẽ bị cha mẹ quy tội. Chính thái độ “để bụng” này của cha mẹ sẽ làm cho trẻ sợ sệt, lo lắng, mất tự tin vì cho rằng mình hậu đậu, vô dụng. Hệ quả của nó có thể dẫn đến chứng trầm cảm nơi trẻ.

4. Hình phạt phải nhất quán, thống nhất

Tầm quan trọng của việc áp dụng các hình phạt là phải nhất quán. Có nhiều phụ huynh lúc vui thì bỏ qua hoặc phạt nhẹ, lúc nóng giận hoặc buồn thì phạt nặng, gay gắt. Như thế sẽ khuyến khích trẻ phạm lỗi để thử xem ba mẹ có phạt mình như thế nào, sau đó sẽ tìm “mánh khóe” để thoát tội.

Ngoài ra, dạy con tuyệt đối không ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’. Đừng để tình trạng mẹ thì phạt mà bố lại giơ tay ôm và bao che. Như thế, sẽ khiến trẻ trở nên coi thường mẹ và không vâng lời mỗi khi mẹ lên tiếng dạy dỗ.

Trong quá trình lớn lên và phát triển, trẻ sẽ mắc nhiều sai lầm dù vô tình hay cố ý. Khi phạt trẻ, cha mẹ cần phải chú ý: Kiểm soát tinh thần của mình, không được quá nóng giận uy hiếp và đe dọa trẻ; Không nói những lời nặng nề khiến tổn thương trẻ; Nhưng lời nói nhẹ nhàng, ân cần sẽ có tác dụng hơn; Khi phạt không được nhượng bộ; Phạt xong cần phải an ủi trẻ để trẻ thấy rằng bố mẹ rất quan tâm và thương yêu chúng.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Dù thế nào thì mẹ vẫn rất tự hào về con
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn