Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

5 loại đồ ăn khiến bà bầu tăng cân nhanh

Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ sẽ gây những trở ngại cho cả bà bầu và thai nhi. Vì vậy, hãy ăn uống điều độ để kiểm soát cân nặng trong suốt thai kì, bà bầu nhé!

1. Nước dừa

Nước dừa rất giàu clorua, kali, magiê và một lượng đường, muối, protein hợp lý. Nước dừa cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này.

Tuy nhiên, trong một lít nước dừa chứa tới 40g glucid, 2 – 3g acid amin, 4g chất khoáng. Do đó, nếu dùng quá nhiều nước dừa sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng. Vậy lời khuyên tốt nhất dành cho các bà bầu là nên bổ sung điều độ. Nhất là các bà bầu đang cần hạn chế cân nặng. Tối đa chỉ nên uống 3 trái/tuần để tránh tăng cân quá nhanh.

Dùng quá nhiều nước dừa sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

2. Mía

Trong kì thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Và mía là lựa chọn số 1 vì đây là loại thức ăn tự nhiên và an toàn. Đồng thời, theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón.

Song, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đường trong cây mía chiếm tới 70%, còn lại là các chất béo, đạm và bột. Như vậy, mía cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng. Do đó, ăn quá nhiều mía sẽ khiến có thể thừa nặng lượng dẫn tới việc tăng cân nhanh. Hơn nữa, lượng đường quá cao trong mía cũng không tốt cho thai kì vì nó dễ khiến bà bầu mắc tiểu đường. Bà bầu nên hạn chế uống nước mía để kiểm soát cân nặng của mình.

3. Sữa bà bầu

Sữa bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe bà mẹ và em bé, nhất là những chất dễ bị thiếu hụt khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo có lợi cho não như omega 3, omega 6, DHA, ARA… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những chất nói trên không chỉ có trong sữa bà bầu mà hiện diện trong nhiều loại thực phẩm mà ta vẫn ăn hằng ngày. Vì vậy, nếu bạn có thể ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải uống thêm sữa bầu. Đặc biệt, không nên uống quá nhiều vì nó có thể khiến bà bầu tăng cân quá mức. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe bà mẹ, thậm chí có thể gây khó sinh.

Cũng theo các chuyên gia, chỉ nên chọn bổ sung dinh dưỡng bằng một trong hai cách: ăn uống tự nhiên hoặc uống sữa bầu. Việc sử dụng song song khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Tốt nhất bà bầu chỉ nên uống thêm sữa tươi, vừa tốt cho cơ thể mà không bị tăng cân nhanh.

4. Cam

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có hàm lượng vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… cao, rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong cam có chứa axit folic vô cùng quan trọng đối với phụ nữ có thai. Nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Vì thế, cam là loại hoa quả không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của rất nhiều bà bầu.

Tuy nhiên, đừng lạm dụng quá mức loại quả này bằng việc ăn hoặc uống thật nhiều nước cam ép mỗi ngày. Bạn nên nhớ rằng, trong cam còn chứa một lượng đường khá lớn. Do đó, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kì và béo phì. Hơn nữa, cũng cần lưu ý: không ăn vào buổi sáng sớm khi đói bụng hoặc khi bạn có vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Cũng không nên ăn vào buổi tối. Tốt nhất, hãy dành một cốc cam ép cho bữa phụ, và uống một lượng vừa phải mỗi ngày thôi bạn nhé!

Cam là một trong những loại trái cây rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.

5. Bánh quy

Nhiều bà bầu tỏ ra nghiện món bánh quy, thậm chí nó trở thành đồ ăn vặt không thể thiếu mỗi ngày. Nhất là trong thời kì nghén, bà bầu thường nhấm nháp vài chiếc bánh quy để giảm cơn buồn nôn. Tuy nhiên, bánh quy chứa rất nhiều năng lượng và đường, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường ở thai phụ. Do đó, hãy hạn chế thói quen nhấm nháp những chiếc bánh quy hàng ngày để không phải đối mặt với tình trạng cân nặng tăng quá mức. Tốt nhất là bạn nên thay thế nó bằng những loại trái cây ưa thích.

Lời khuyên giúp bà bầu kiểm soát cân nặng

Việc thừa cân là hoàn toàn không có lợi cho bà bầu. Nên bạn cần có chế độ ăn uống hợp lí để kiểm soát tình trạng này. Những món ăn trên đều tốt, tuy nhiên chúng chứa quá nhiều dinh dưỡng và năng lượng, do vậy bà bầu tuyệt đối không nên ăn quá nhiều. Chắc hẳn bạn không muốn đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kì, béo phì, khó sinh thậm chí có thể khiến em bé của mình mắc chứng tim mạch phải không? Vậy thì, hãy ăn uống đa dạng các thực phẩm một cách khoa học, thay vì ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó. Như vậy bạn mới có một thai kì khỏe mạnh được.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bà bầu có được cân nặng hợp lí:

Ăn uống hợp lí:

Trong quá trình mang thai, chỉ nên bổ sung đủ các chất cần thiết cho thai nhi như sắt, đạm, axit folic… Những chất này có trong các loại thịt đỏ, rau xanh, sữa… nên chỉ cần bổ sung bằng cách ăn uống đa dạng và đầy đủ. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân đúng chuẩn. Đặc biệt là không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn. Nếu cảm thấy đói giữa buổi, có thể bổ sung bằng các loại hoa quả, sữa không đường… để vừa đủ chất, lại không quá béo.

Tập luyện khi mang thai:

Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân phi mã. Từ tháng thứ tư trở đi, các bà bầu nên tăng cường vận động, tập thể dục bằng cách đi bộ, tập yoga, đi bơi… để tăng cường sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bà bầu thường xuyên vận động, tập thể dục khi mang thai thì con sinh ra sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị béo phì.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Đu đủ chín – “thần dược” đối với phụ nữ mang thai
  • Uống nước dừa đúng cách khi mang thai
  • Mẹ bầu nghén đồ cay, lợi hay hại?
  • Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

Bình luận

  1. thanh huyền đã bình luận

    15/04/2013 at 2:24 chiều

    Chào bạn, mình đã 31 tuần rồi tăng được 8kg, nhưng từ tuần thứ 29 trở đi sao mình chẳng tăng cân nữa, không biết có sao không các mẹ nhỉ?

    Trả lời
  2. thuy đã bình luận

    23/12/2012 at 6:45 chiều

    chao cac me ! cho minh hoi cai nay nha , minh co thai duoc 24 tuan roi ma tang 6k nhu vay co it wa ko ?

    Trả lời
  3. Kim thoa đã bình luận

    18/12/2012 at 11:39 chiều

    Chào Mẹ Yêu Con, mình mới mang thai lần đầu nên rất bỡ ngỡ. Mình có một câu hỏi nhờ Mẹ Yêu Con giải đáp.
    Trước khi mang thai mình bi bệnh đại tràng mãn tính, thỉnh thoảng bị đầy bụng và khó đi ngoài, nhưng từ khi mang thai hiện tượng này xảy ra thường xuyên làm mình khó chịu, mệt mỏi. Mình cảm thấy rất lo lắng không biết bệnh này có ảnh hưởng tới thai nhi không? Và làm ơn cho mình biết làm thế nào để khỏi được bệnh mà không ảnh hưởng đến em bé? Mình cảm ơn rất nhiều, rất mong nhận được thư hồi đáp nhanh nhất co thể.

    Trả lời
    • comaytim đã bình luận

      21/12/2012 at 10:00 sáng

      Chào bạn, mình cũng mang thai lần đầu nè, cũng đại tràng. Khổ ơi là khổ, suốt ngày bụng cứ í ách, trương lên rồi đau, khó đi ngoài. Khó chịu lắm. Mình đọc sách thì thấy nói có thể uống thuốc nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn mình thì cứ chịu thôi. Cũng ko ảnh hưởng tới thai đâu, chỉ ảnh tới tới ăn uống, sinh hoạt của mẹ thôi. Hôm trước, mình cũng đau bụng, sợ động thai, vào viện khám bs bảo có khả năng do đau đại tràng or phần phụ, ko thấy có dấu hiệu động thai. Mình cứ thấy đau bụng la lo lắm, tại chẳng có kinh nghiệm với lại bụng dạ bình thường cũng ko tốt nữa. Chỉ mong bé khỏe thôi.

      Trả lời
      • vananh đã bình luận

        12/06/2013 at 10:52 sáng

        Hix các chị ơi em bầu bí được 7 tháng rồi mà lên được có 7kg như vậy có ít quá ko ạ

        Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn