Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tìm hiểu những đổi thay của bạn qua từng tuần của thai kỳ (p2)

Tuần 23

Lúc này bé yêu cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Bé sẽ lấy các vitamin và khoáng chất thông qua cơ thể bạn. Chính vì vậy bạn cần bổ sung thêm sắt và các vitamin cần thiết. Điều này giúp giảm nguy cơ thiếu máu, tình trạng khi mà cơ thể bạn không nhận được 30mg sắt cần thiết mỗi ngày để sản xuất đủ tế bào máu đỏ. Thiếu máu có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi nghiêm trọng, yếu, khó thở, và chóng mặt. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện nhé.

Tuần 24

Thời gian này ham muốn tình dục của bạn có thể bị giảm đi đáng kể. Nhiều phụ nữ ở thời điểm này cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và đau nhức trong cơ thể.

Tuần 25

Theo thời gian, tử cung ngày càng phát triển lớn hơn. Kích thước hiện tại có thể áng chừng như một quả bóng đá. Lúc này bạn cũng có một vài triệu chứng như các ngón tay bị tê liệt. Tuy nhiên nó sẽ biến mất trong một thời gian ngắn sau khi bạn sinh em bé.

Tuần 25 có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ợ nóng và rò rỉ nước tiểu

Tuần thứ 26

Cân nặng đã tăng lên đáng kể. Hãy biết rằng trọng lượng có được ấy là do trọng lượng bé yêu của bạn, khối lượng máu và các chất lỏng tăng, tử cung mở rộng, ngực to hơn, nhau thai và nước ối đều phát triển.

Tuần 27

Bạn là người nhút nhát? Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng, việc mang thai khiến họ trở nên quyết đoán và tự tin hơn bình thường. Họ nhận ra rằng mình cần phải lên tiếng đòi quyền lợi của mình và bảo vệ thật tốt cho bé yêu trong bụng. Bạn cũng hãy như vậy nhé.

Tuần 28

Bạn sẽ cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn. Mọi việc như đi lại, ngủ, nghỉ hay đơn giản chỉ là ngồi thư giãn trên một chiếc ghế cũng gây khó khăn cho bạn. Thời điểm này, bạn có thể cảm thấy khó thở. Điều này không hề tốt và bạn cần phải lưu ý. Nếu có điều này diễn ra thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Tuần 29

Đừng ngạc nhiên hay lo lắng khi bạn thấy ngực mình ra sữa. Chất lỏng có màu vàng nhạt đó chính là sữa non – tiền thân của sữa mẹ. Bình thường chỉ ra khoảng một hoặc hai giọt, nếu sữa ra nhiều hơn, bạn có thể đặt miếng lót bên trong áo ngực để thấm hút sữa tránh ướt ra áo ngoài.

Tuần 30

Bụng bầu phát triển ngày càng lớn, các vết rạn da bắt đầu xuất hiện. Bạn đừng lo lắng và không nên tìm cách ngăn chặn chúng bởi không có cách nào có thể ngăn chặn các vết rạn da này xuất hiện. Tuy nhiên chúng sẽ dần mất đi sau khi bạn sinh em bé. Nếu bạn muốn sử dụng một số loại kem bôi để giảm bớt những vết xấu xí này thì hãy nhớ đến gặp và xin tư vấn của bác sĩ nhé.

Tuần 31

Lúc này tử cung mở rộng gây ra một số áp lực lên các dây thần kinh hông, chạy từ lưng dưới đến mông, qua khu vực hông và xuống mặt sau của mỗi chân, gây ra ngứa mãn tính hoặc bị tê dọc theo đường đi đó – một tình trạng gọi là đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì nó thường không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến em bé.

Tuần 32

Tử cung to lên đáng kể, em bé tì mạnh hơn vào các cơ quan nội tạng của bạn. Một vài triệu chứng như rò rỉ nước tiểu, ợ nóng và khó thở tăng lên trong thời gian này. Điều này gây ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn trong vài tuần tới, khiến bạn không thấy đói và thèm ăn. Một số bà mẹ thậm chí còn cảm thấy buồn nôn trở lại khoảng thời gian này.

Tuần 33

Xuất hiện những cơn co thắt nhẹ. Đừng quá lo lắng, có thể nói rằng cơ thể đang thực hành để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ, sinh con thực sự. Để giảm các cơn co thắt, hãy ngồi xuống thư giãn, đặt bàn chân lên và uống một hoặc hai ly nước.

Tuần 34

Đôi chân của bạn bắt đầu không vừa giầy và áo ngực cũng cần phải thay cái mới rộng hơn. Đừng lo lắng và cho rằng mình đang béo lên. Cơ thể phát triển để tương thích và bảo vệ bụng bầu đang ngày một lớn mà thôi. Hãy nhớ rằng tất cả sẽ trở lại như cũ trong một vài tháng sau khi bạn sinh.

Tuần 35

Bạn sẽ thấy dịch tiết âm đạo nhiều hơn, có màu hồng, thậm chí là nhuốm một chút máu. Đây là dấu hiệu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con sắp tới.

Tuần 36

Bạn sẽ cảm thấy bụng nhẹ hơn trong những ngày này. Lúc này, em bé đã ổn định và nằm ở vị trí thấp hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời. Với bà mẹ mang thai lần đầu, bé thường “xuống” khoảng 2-4 tuần trước khi ra đời. Cũng tại thời điểm này, tuyến sữa mở rộng và sữa non về nhiều, nhờ vào sự gia tăng hormone oxytocin. Điều này làm cho bạn cảm thấy một chút sần sần ở ngực.

Tuần 37

Có thể lúc này bạn không còn muốn quan hệ tình dục, tuy nhiên một số chuyên gia tin rằng sex thời điểm này là có lợi và vô hại. Cổ tử cung căng đầy máu và trở nên nhạy cảm, vì vậy bạn có thể thấy một chút đốm đỏ sau khi quan hệ. Nhưng nếu máu đỏ xuất hiện nhiều hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Tuần 38

Nước ối của bạn có thể vỡ bất kỳ lúc nào, và nếu bạn đang suy nghĩ điều đó có nghĩa là bạn đang phải chịu số phận cho một cảnh công lúng túng, hãy nghĩ lại. Hầu hết phụ nữ bắt đầu nhận thấy một nước chảy ối xuống chân, chứ không phải là một phun nước xuống sàn đột ngột, vì vậy bạn nên có đủ thời gian tắm và gọi cho bác sĩ của bạn.

Tuần 39

Bạn bắt đầu bứt rứt, lúc này một số dấu hiệu làm cho bạn nghĩ rằng có thể thời khắc quan trọng đã đến – bé yêu chuẩn bị chào đời. Chuyển dạ có thể đến bằng nhiều cách: Chuột rút (phổ biến nhất), rò rỉ nước ối, hoặc cảm giác sinh con đến gần.

Khi bạn đến bệnh viện là khoảng thời gian bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung  lúc này có thể mở ra khoảng từ 3 hoặc 4 đến 7 cm.

Tuần 40

Chẳng bao lâu bạn sẽ thực sự cảm thấy các cơn co thắt đầu tiên. Chúng đến nhanh, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội lan tỏa qua dạ dày, lưng và đùi trên. Điều này không giống với bất kỳ những gì bạn đã trải qua trước đây.

Chẳng bao lâu nữa cơn đau đầu tiên sẽ ghé thăm bạn

Tuần 41

Bạn vẫn chưa sinh? Không sao hết. Bé có thể chào đời bất cứ khi nào trong khoảng giữa tuần thứ 38 và 42.

Nếu bạn muốn bé chào đời ngay bây giờ, hãy đến bệnh viện và yêu cầu bác sĩ. Họ sẽ kích thích chuyển dạ, gây nên những cơn co thắt, hoặc nếu nước ối bị vỡ hãy gọi ngay cho bác sĩ để để hướng dẫn.

Tuần 42

Bé vẫn còn trong bụng? Đừng lo lắng, hầu hết các bé “cố thủ” trong bụng mẹ đến lúc này đều hoàn toàn an toàn và khỏe mạnh. Ở tuần này chưa phải là quá hạn sinh con.

Nếu có thể, bác sĩ sẽ xem xét và giúp bé chào đời bằng cách chọc vỡ nước ối hoặc tiêm thuốc gây co thắt tử cung, dẫn tới chuyển dạ và sinh con.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chuẩn bị mang thai , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tác hại và cách phòng tránh căng thẳng trong thai kỳ
  • Cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh
  • Mẹ bầu lớn tuổi con ít có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
  • Bạn đã hiểu đúng về khám thai chưa?
  • Thực đơn rau quả cho mẹ bầu “kén ăn”

Bình luận

  1. Ngô Thị Hằng Nga đã bình luận

    07/01/2013 at 10:39 sáng

    Chào bác sỹ, em mang thai lần đầu và thai được hơn 8 tuẩn tuổi, em bị sổ mũi hơn 3 tuần rồi ạ. Mấy ngày hôm nay e lại bị ho nữa. Em bị sổ mũi lâu như vậy thì có ảnh hưởng tới thai nhi không và cách chữa trị như thế nào ạ.
    Em cảm ơn bác sỹ.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn