Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Biểu hiện trẻ có khả năng ở nhà một mình

Mới đây, khoa Hồi sức cấp cứu BV Xanh Pôn vừa tiếp nhận trẻ em 3 tuổi, nhà ở Hà Nội, mải chơi một mình ngoài lan can và đã bị ngã rơi từ trên tầng 2 xuống đất. 

Gia đình đưa cháu vào BV Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng tỉnh nhưng kích thích, nôn nhiều. Kết quả siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính sọ não bé không thấy tổn thương đặc biệt.

Trẻ ngã cao thường bị đa chấn thương đe dọa tính mạng, tổn thương rất nặng có thể gặp như chấn thương sọ não, vỡ tạng, tổn thương lồng ngực, gãy cột sống… Trường hợp may mắn như cháu bé trên đây là rất hiếm gặp.

Cẩn trọng khi để trẻ chơi một mình trong nhà.

Thời gian gần đây có nhiều trẻ bị ngã cao, gặp tai nạn do các bậc phụ huynh để con chơi một mình ngoài tầm quan sát, hoặc cho trẻ ở nhà một mình rồi tranh thủ đi chợ hay ra ngoài làm một việc gì đó.

Theo các chuyên gia tâm lý và y tế, trẻ em ở mỗi độ tuổi có sự trưởng thành khác nhau nên luôn luôn cần có sự giám sát của người lớn. Không thể để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình hay tự chơi một mình. Trẻ từ 6 đến 10 tuổi có thể chơi độc lập nhưng cũng rất nguy hiểm khi ở nhà một mình. Trẻ từ 10 đến 16 tuổi có thể tự ở nhà, song bố mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ tinh thần sẵn sàng ở nhà một mình và biết đối phó với những tình huống khẩn cấp. Người lớn đồng thời có biện pháp giám sát trẻ thông qua các phương tiện như điện thoại, nhờ hàng xóm thăm hỏi…

Biểu hiện trẻ có khả năng ở nhà một mình:

  • Trẻ ở độ tuổi đi học, thường từ 10 đến 16 tuổi.
  • Có ý thức tự làm bài tập ở nhà khi được thầy cô giao bài; có ý thức hoàn thành công việc khi được bố mẹ giao như dẹp dọn nhà cửa, làm các việc vặt.
  • Hiểu và làm đúng những lời bố mẹ dặn.
  • Bình tĩnh khi xảy ra các tình huống bất ngờ. Biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp như gọi điện thoại cho bố mẹ khi bị ốm đau, gọi cứu hỏa, gọi cứu thương…
  • Có khả năng phán đoán tình hình, nhất là những tình huống có thể phát sinh rủi ro.
  • Tự biết sơ cứu khi chảy máu, biết ngâm tay vào nước khi bị bỏng…
  • Biết cách tránh và đề phòng những người lạ.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này
  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Dù thế nào thì mẹ vẫn rất tự hào về con

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn