Những tưởng con mình không chơi game, không vào web “đen” nên không ít phụ huynh thoải mái cho con truy cập Facebook mà không hề mảy may lo trước mặt trái của Facebook. Tuy nhiên, không ít phụ huynh đã “té ngửa” vì hình ảnh phản cảm, lời nói tục tĩu trên Facebook của con.
Không thể cấm con vào Facebook, nhiều phụ huynh đành chấp nhận để con dùng Facebook mỗi ngày, song họ cũng thường xuyên vào “phây” để nắm bắt, hoặc đóng giả là một người bạn ảo để khuyên nhủ lúc con “bốc đồng”.
Chết lặng vì “phây”
Những tưởng con mình không chơi game, không vào web “đen” nên không ít phụ huynh thoải mái cho con truy cập Facebook mà không hề mảy may lo trước mặt trái của Facebook. Không ít phụ huynh đã “té ngửa” khi tình cờ vào đọc Facebook của con với những ngôn từ, lời lẽ tục tĩu, hình ảnh phản cảm “văng” thoải mái trên mạng ảo.
“Không cấm được thì cách tốt nhất là nhà trường, gia đình cùng giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ trong việc sử dụng Facebook. Tôi có lời khuyên, phụ huynh không nên chiều chuộng con mà mua điện thoại, máy tính đắt tiền trong khi không quản lý được con. Còn với học sinh, các em nên dùng Facebook để hỗ trợ học tập, giao lưu tích cực với thầy cô, bạn bè và người thân. Các em đừng tham gia, bàn luận những điều nhảm nhí, vô bổ trên mạng xã hội ảo”.
Có con học lớp 10, chị Trần Thanh Ngọc (Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội), chia sẻ: “Công việc của mình rất bận, không có thời gian quản lý nên đành cho con sử dụng máy tính ở nhà với điều kiện không được chơi game, vào các trang bậy bạ. Con tuân thủ “cam kết”, nhưng vừa rồi vô tình vào trang Facebook của con, đọc xong mà tôi mất ăn mất ngủ mấy hôm. Dù không thể đọc hết nội dung vì tụi nhỏ dùng ngôn ngữ “chát”, nhưng những gì mình “dịch” được thì thấy ngôn ngữ bừa bãi quá! Chưa kể nhiều bạn của con cứ “vô tư” nói xấu bạn bè, gia đình. Con mình vốn lầm lì, ít nói nhưng trên mạng thì “chanh chua” quá”.
Khá lo lắng cho cô con gái lớn đang học lớp 11 kể từ sau lần tình cờ xem được Facebook của con, chị Lê Thu Tâm (Kim Giang, Hà Nội) nói: “Qua báo chí, tôi được biết nhiều trường hợp các cháu vào Facebook để chửi gia đình, thầy cô, hay khoe “hàng”… cứ nghĩ đấy chỉ là vài cháu cá biệt. Nhưng từ hôm vào Facebook của con, tôi không khỏi giật mình. Trên mạng ảo, các cháu thiếu kiểm soát mình quá, lại kết bạn với nhiều người lạ. Nhóm học sinh nữ thì “cuồng” mấy anh diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc đến độ quên ăn, quên ngủ, sẵn sàng dành thời gian “chiến đấu” với bất kì ai dám “ném đá” thần tượng”.
Sau cú sốc lúc vào “phây” của con, cũng như được nghe thông tin qua báo, đài phản ảnh hiện tượng học sinh bỏ bê việc học, chửi bạn, chửi thầy cô giáo… trong thời gian gần đây, nhiều phụ huynh tá hỏa tìm cách hạn chế con sử dụng Facebook.
Thương con, phụ huynh cũng lên “phây”
Hạn chế giờ truy cập Facebook của con, dùng phần mềm quản lý giờ tắt, mở máy tính… song đây không phải biện pháp triệt để bởi các em sẵn sàng “lách” bằng cách ra hàng Internet, truy cập qua điện thoại di động…
Sau nhiều lần “đấu trí” cấm con song bất lực, chị Nguyễn Thu Hà (đường Hồ Đắc Di, Hà Nội) cho biết: “Ban đầu không được dùng Facebook, cháu tỏ thái độ khó chịu, lì lợm. Sợ cháu giận, nghĩ đến chuyện tiêu cực thì mệt, nên tôi đành phải cho cháu sử dụng Internet và Facebook mỗi ngày. Hàng ngày, dù bận mấy cũng phải “ghé” xem Facebook của con để xem con thế nào”.
Chấp nhận để con dùng Facebook, mặc dù còn nhiều lo lắng, anh Lê Bá Hùng (Hạ Đình, Hà Nội) có con học lớp 8 chia sẻ: “Nếu như vì sợ con hư mà cấm đoán thì quá bất công với cháu, ở thời đại này mà ngăn cản trẻ vào Internet thì chỉ làm chúng chậm phát triển. Hàng ngày tôi vào Facebook của con để nắm tâm tư, nguyện vọng để hiểu con hơn. Đôi khi các cháu chỉ vì muốn thể hiện mình, hay “câu” like (một sự tán thưởng trên Facebook – PV) mà có những phát ngôn sốc, gây sự chú ý của mọi người. Lúc đó, tôi phải dùng nick ảo trong vai một học sinh khác để nhắc nhở, khuyên nhủ con giữ bình tĩnh, xóa những bài viết kích động…”.
Khá thành công khi “đóng vai” người bạn ảo của con trong hơn một năm qua, chị Nguyễn Hồng Ngân (đường Phan Kế Bính, Hà Nội) tâm sự: “Cấm không được, đành phải “đồng hành” cùng con. Để trở thành “bạn ảo” thân thiết với con tôi, cũng phải mất nhiều thời gian tìm hiểu Facebook, ngôn ngữ “xì tin”, cập nhập chuyện âm nhạc, điện ảnh Hàn… Trên Facebook, tôi nhận thấy tụi trẻ cũng có nhiều tâm tư riêng, thích giao lưu, đi chơi và không muốn học nhiều. Lúc đó, tôi bình tĩnh khuyên nhủ “bạn” tránh xa bạn xấu, cố gắng học hành, bố trí thời gian vui chơi, giải trí hòa đồng với bạn bè, người thân thay vì đắm đuối trên thế giới ảo”.
“Vẽ đường cho hươu chạy”, nhưng để “hươu” chạy đúng đường mới là điều mà nhiều phụ huynh có con nghiền “phây” đang hướng tới. Hạn chế giờ giấc, phối hợp với nhà trường, chia sẻ với con như một người bạn ảo, nhiều phụ huynh đang tự cứu con mình trước những mặt trái không ít cạm bẫy của Facebook.