Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bà bầu có nên bồi bổ bằng nhân sâm?

Nhân sâm là một trong những vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết. Tuy vậy, phụ nữ  mang thai dùng nhân sâm thì lại tiềm ẩn nhiều đe dọa nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn vấn đề này.

Việc bồi bổ không đúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Trong đó việc sử dụng nhân sâm trong thời gian mang thai cũng là một việc làm mà các bà bầu cần hết sức thận trọng.

Tốt nhất với thai phụ trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nhân sâm đến tránh những biến chứng như nôn mửa, xuất huyết, sảy thai…

1. Ảnh hưởng của việc lạm dụng nhân sâm

Đối với tất cả mọi người

Đông Y cho rằng khi người phụ nữ mang thai thì sẽ mất kinh nguyệt, máu của kinh lạc, phủ tạng sẽ đều được tập trung vào việc nuôi dưỡng thai nhi, toàn bộ cơ thể người mẹ sẽ ở vào tình trạng âm huyết suy, dương khí thịnh. Y học thời cổ đại đã khái quát toàn bộ quá trình biến hóa sinh lý chủ yếu ở người phụ nữ khi mang thai như sau: ” Dương thường hữu dư, âm thường bất túc” (ý: dương thịnh âm suy); “khí thường hữu dư, huyết thường bất túc” (ý: thừa khí nhưng thiếu máu), vì thế rất dễ xuất hiện tình trạng “thai hỏa”.

Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là ” khí hữu dư, tiện thị hỏa” (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa).

Một bác sỹ ở Mỹ đã từng tiến hành quan sát hơn 100 người dùng nhân sâm một tháng trở lên và đã phát hiện ra rằng họ thường có những phản ứng không tốt như: hưng phấn kích động, mất ngủ, họng khô, đau rát, cảm xúc bị kích động, huyết áp tăng cao… và ông đã gọi hiện tượng này là ” các triệu chứng tổng hợp khi sử dụng nhân sâm”. Theo Đông y thì những phản ứng không tốt trên đều là phản ánh của hiện tượng “âm suy hỏa vượng”.

Theo nhiều ghi chép thì khi cơ thể người nhận quá 100g nhân sâm thì sẽ có hưng phấn. Nếu dùng quá 200g thì sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, nhiệt độ cơ thể tăng, xuất huyết… Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong thời gian dài thì sẽ bị bí tiểu, từ đó dẫn đến phù nước.

Đối với phụ nữ mang thai

Nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.

2. Thai phụ cần làm gì?

Tốt nhất với thai phụ trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nhân sâm đến tránh những biến chứng như nôn mửa, xuất huyết, sảy thai…

Trong giai đoạn giữa thai kỳ thai phụ có thể sử dụng nhân sâm nhưng cần xin ý kiến của bác sỹ, sử dụng với liều lượng ít (không quá 100g) và sử dụng trong thời gian ngắn, không sử dụng liên tục.

Nếu trong quá trình sử dụng nhân sâm thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì như chóng mặt, đau đầu, phù nước nặng hơn, nôn mửa, đặc biệt là xuất huyết thì cần dừng ngay lại và báo cho bác sỹ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Mới mang thai nên kiêng gì mẹ đã biết chưa?
  • Cách trị nẻ mặt cho bà bầu hiệu quả, giúp da luôn mềm mịn
  • 15 vấn đề khó chịu của phụ nữ mang thai (phần 2)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn