Những món đồ chơi không an toàn sẽ gây ra hệ lụy rất lớn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế, nhất thiết phải chọn lựa các đồ chơi không gây ra nguy hiểm và thiệt hại nghiêm trọng cho trẻ.
Đồ chơi luôn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Nó không chỉ giúp trẻ vui chơi ngoan ngoãn hàng ngày mà nó còn là phương tiện giúp bé nhà bạn phát triển trí tuệ nhiều hơn. Nhưng để lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé mà vẫn không làm giảm hứng thú của trẻ, cha mẹ hãy cẩn trọng và kỹ càng khi quyết định.
Thực tế mỗi năm, có hàng ngàn trẻ bị những chấn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng do đồ chơi gây nên.
Đặc biệt những thương tích về mắt do đồ chơi là hiện tượng phổ biến xảy đến với trẻ. Mỹ đã cảnh báo rằng đồ chơi gây ra hàng ngàn vết thương về mắt cho trẻ em mỗi năm. Đôi khi những thương tích này dẫn đến mù lòa.
Khi đi mua đồ chơi cho trẻ, hãy nhớ rằng trẻ em có rất nhiều thời gian để chơi đùa với đồ chơi của mình và bạn không phải luôn luôn giám sát được trẻ khi chơi đồ chơi 24/24. Vì thế, nhất thiết phải chọn lựa các đồ chơi không gây ra nguy hiểm và thiệt hại nghiêm trọng cho trẻ.
Theo TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP.HCM, hiện nay, rất khó có thể chọn lựa kỹ càng đâu là đồ chơi tốt, đâu là đồ chơi không đảm bảo cho con, đặc biệt là đồ chơi bằng nhựa hóa dẻo.
Đáng quan ngại hơn là sức khỏe các bé bị ảnh hưởng do đồ chơi tiếp xúc qua tay. Đa phần đồ chơi trẻ em được làm từ nhựa, cao su, thủy tinh, kim loại…
Tiến sĩ Dung khuyên rằng cách tốt nhất là cha mẹ nên chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không ham rẻ hay vì kiểu dáng màu sắc ấn tượng mà chọn mua những đồ không rõ xuất xứ. Cần thận trọng cân nhắc chọn lựa đồ chơi cho con để trẻ vừa an toàn về sức khỏe thể chất đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý – tinh thần.
Một số lời khuyên giúp bạn chọn cho trẻ đồ chơi an toàn
1. Cần tuyệt đối tránh những đồ chơi quá dễ phai màu. Chẳng hạn như bóng bay, cha mẹ có thể thử bằng cách xoa tay ướt rồi chạm vào bóng, nếu màu trên bóng phai ra, thì đây chính là đồ chơi dễ gây nhiễm độc.
2. Những đồ chơi có mùi lạ như mùi nhựa cháy, mùi khét, mùi hăng cũng cần tránh xa.
3. Luôn luôn chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi hoặc đồ chơi phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Thường thì độ tuổi thích hợp luôn được ghi rõ ràng trên bao bì đồ chơi. Ví dụ, đồ chơi cho bé 8 tuổi sẽ khác hoàn toàn với bé 1 tuổi. Bé lớn có thể chơi những đồ chơi có chi tiết nhỏ, tháo rời, nhọn sắc nhưng với bé 1 tuổi đồ chơi đó sẽ khiến trẻ dễ hóc, nghẹn khi chơi không đúng cách.
4. Cần chú ý đến kích thước, trọng lượng của đồ chơi, đề phòng bé làm rơi gây đau chân, tay hoặc nếu quá nhỏ dễ nuốt…
5. Không nên chọn mua các loại đồ chơi bằng nhựa PVC (nhựa tổng hợp) mà nên chọn đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng.
6. Hãy chắc chắn rằng những đồ chơi cho trẻ tuyệt đối không có điểm sắc, nhọn hoặc cứng nhắc, có gai, que hoặc những cạnh nguy hiểm.
7. Chú ý đến các bộ phận nhỏ trong đồ chơi vì chỉ một viên bi tròn bé tí xíu nếu trẻ vô tình nuốt phải cũng gây nguy hiểm.
8. Không cho trẻ chơi súng. nhất là súng viên vê nhỏ bằng giấy, bánh mỳ hay đất nặn; các loại súng với đạn bắn súng hơi…. Bởi, đây chính là những loại vũ khí nguy hiểm không phải là đồ chơi cho trẻ.
9. Cho trẻ đeo kính an toàn bảo vệ mắt nếu trẻ chơi trò chơi tập thể, hoặc chơi trò chơi theo nhóm.
10. Không cho trẻ chơi những máy phát lượng tử ánh sáng bằng laze. Bởi vì nó không được sử dụng như đồ chơi của trẻ và có thể gây ra thiệt hại võng mạc mắt cho trẻ.
11. Đồ chơi không được phát ra âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
12. Đồ chơi nhồi bông là loại có thể giặt được.
13. Đồ chơi sơn màu phải có lớp sơn phủ không chứa chì.
14. Bút sáp màu và màu vẽ nhập khẩu nên có dòng chữ “ASTM D-4236” trên nhãn hiệu (có nghĩa là đã được đánh giá bởi Hội kiểm tra chất lượng vật liệu Mỹ).
15. Chọn đồ chơi một cách khôn ngoan. Các đồ chơi an toàn nhất là những những đồ chơi không có nắp đậy. Nếu có nắp đậy hãy chắc chắn chiếc nắp này chắc chắn, với sự hỗ trợ của khóa và bản lề an toàn.
16. Hãy tìm các đồ chơi mịn, không có nhiều cạnh sắc và có các lỗ thông gió để tránh nghẹt thở nếu như con bạn sơ sẩy bị mắc kẹt bên trong.
17. Không bao giờ cho trẻ chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những đồ chơi sắc nhọn hoặc chứa len, bông có thể gây ra các vết cắt và bọc nhựa có thể dẫn đến nghẹt thở.
Nên lưu ý những gì khi trẻ chơi đồ chơi ?
1. Cần chú ý không cho trẻ ngậm, mút, liếm đồ chơi. Chọn và giữ đồ chơi của con thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên cho bé bằng nước sạch.
2. Cảnh báo những trẻ lớn tuổi hơn để và giữ đồ chơi của họ khi trẻ nhỏ tuổi hơn đòi.
3. Tích trữ đồ chơi của trẻ trong một hộp đồ chơi riêng hoặc để trên kệ xa tầm tay trẻ để chúng không trở thành mối nguy hiểm cho trẻ khi trẻ liên tục vận động nhanh thoăn thoắt.
4. Giám sát từng bước những lúc trẻ chơi đồ chơi, đặc biệt là nếu trẻ đang sử dụng kim may, keo hoặc kéo.
5. Kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên để đảm bảo chúng không bị hỏng. Nếu đồ chơi của trẻ hư hỏng, bạn hãy sửa chữa hoặc bỏ chúng đi.
6. Khi trẻ chơi xong đồ chơi, cách tốt nhất là bạn nên rèn cho trẻ ý thức nhặt nhạnh và gom hết các đồ chơi để vào đúng vị trí cần để.
7. Không bao giờ để đồ chơi bằng kim loại bên ngoài qua đêm. Bởi vì mưa gió, hay sương có thể làm cho chúng bị rỉ sét. Một đứa trẻ có nguy cơ phát triển bệnh uốn ván, bệnh do vi khuẩn có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu trẻ tiếp xúc với kim loại gỉ.