Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giảm bớt nỗi sợ bóng đêm ở trẻ

Chứng sợ bóng tối là điều rất tự nhiên ở trẻ 3 – 5 tuổi, do vậy các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, hãy luôn luôn tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ trẻ chiến thắng nỗi sợ này.

Ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu như sợ phòng tối hay ngủ là khoá chặt cửa phòng thì lúc đó bố mẹ nên lập tức tìm các biện pháp phù hợp để giúp trẻ khắc phục dần dần.

Không nên làm trầm trọng thêm

Đừng trách móc trẻ. Bạn càng quát mắng thì về sau trẻ sẽ im lặng giấu kín nỗi sợ hãi từ đó dẫn tới một số vấn đề về tâm lý còn nặng nề hơn và cũng có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển về thể chất trong tương lai.

Đừng cười nhạo. Ở giai đoạn này bé cần có sự ủng hộ và tin tưởng của cha mẹ. Nên đừng chế giễu chúng vì như thế trẻ sẽ càng không muốn nói gì với bạn và rơi vào tình trạng cô đơn, tự kỷ. Nếu trẻ nói nhìn thấy trong bóng tối có ma quỷ hay ma cà rồng thì đừng có hùa theo hoặc khuyên trẻ đừng có sợ. Bởi như thế bạn sẽ càng gieo vào chúng niềm tin có sự tồn tại của những sinh vật siêu nhiên, vô hình. Điều đó là không nên.

Chứng sợ bóng tối là hiện tượng phổ biến thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 3-7 tuổi.

Đừng bao giờ nghĩ đến việc “lấy độc trị độc” trong trường hợp này. Bởi nếu để trị chứng sợ bóng tối bằng chính bóng tối thì còn càng nguy hiểm hơn. Hành động đó có thể gây ra thiệt hại lâu dài tới sức khoẻ và tâm lý của trẻ.

Đừng cố gắng “đàm phán” với trẻ. Trẻ sẽ không bao giờ chấp nhận những điều mà người lớn nói như: “Đó chỉ là sự tưởng tượng mà thôi” bởi với chúng điều đó là tồn tại thực sự. Chứng sợ bóng tối là vấn đề mà không phải các bậc phụ huynh muốn giải quyết là có thể làm ngay được. Đôi khi trẻ không thể tự đối mặt để đấu tranh xoá bỏ nỗi sợ hãi đó mà cứ cố trì hoãn và chịu đựng cho tới khi trưởng thành.

Hãy luôn quan tâm đến trẻ

Cha mẹ nên ghi nhớ một điều là trẻ rất tin tưởng chúng ta. Vì thế nếu trẻ muốn bạn chú ý tới nỗi sợ hãi của chúng thì bạn hãy kiên nhẫn và hứa rằng sẽ giúp trẻ đối phó với bóng tối. Hãy luôn luôn tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ khi đó trẻ sẽ tự tin hơn vì có sự bảo vệ từ cha mẹ.

Không để trẻ xem phim kinh dị. Đôi khi nguyên nhân gây ra chứng sợ bóng tối có thể là do trẻ đã xem phim hoặc chơi những trò chơi có tính chất kinh dị, bạo lực, huyền bí… Vì vậy hãy chú ý để trẻ đừng xem hay chơi những thể loại như thế. Hãy trang bị cho phòng ngủ của bé một chiếc đèn ngủ xinh xắn, dễ thương. Trước khi đi ngủ hãy bật đèn lên để không gian trong phòng không hoàn toàn tối, khi trẻ ngủ say bạn có thể tắt đi.

Chú ý tới hành vi và bầu không khí gia đình. Đôi khi những trận khẩu chiến của bố mẹ cũng khiến trẻ xuất hiện những mối lo lắng. Và chứng sợ bóng tối cũng không ngoại lệ, nó có thể phát sinh ra từ những tình huống đó. Hãy luôn chăm sóc, yêu thương và giúp trẻ ở mọi tình huống, đặc biệt sẽ thật tuyệt vời và thú vị nếu như bạn có thể chia sẻ với bé những kinh nghiệm mà bạn cũng đã từng trải qua khi còn nhỏ. Điều đó sẽ càng làm tăng thêm sự tin tưởng và gắn bó hơn giữa các thành viên trong gia đình.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Dù thế nào thì mẹ vẫn rất tự hào về con
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn