Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ

Hiện nay, bệnh tự kỷ ở trẻ em đang gia tăng rất nhanh chóng ở Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và điều trị  sớm sẽ có nhiều cơ hội giúp cải thiện được hành vi và tăng cường sự phát triển của não ở trẻ.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, Khoa phục hồi chức năng, bệnh viện nhi Trung Ương, bố mẹ có thể nhận biết sớm con tự kỷ dựa vào việc quan sát những dấu hiệu bất thường của trẻ.

Điều trị sớm và tích cực bệnh tự kỷ giúp cải thiện được hành vi.
Điều trị sớm và tích cực bệnh tự kỷ giúp cải thiện được hành vi.

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 0-6 tháng:

– Thờ ơ với âm thanh (cảm giác như trẻ bị điếc).
– Hành vi bất thường: tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc.
– Khả năng tập trung kém: Không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. Ít hoặc không nhìn vào mặt người đang nói chuyện.
– Bất thường về vận động: giảm hoạt động, có tư thế bất thường khi được bế.

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 6-12 tháng:

– Phát triển các hành vi bất thường: chơi một mình, chơi với các ngón tay và tay ở trước mặt, sử dụng đồ vật một cách bất thường như gãi, cào hay cọ xát…
– Không chú ý đến người khác.
– Không phát âm hoặc rất ít.
– Bất thường về vận động: Giảm hoặc tăng trương lực, giảm hoạt động hoặc hoạt động quá mức.
– Ít hoặc không sử dụng kỹ năng giao tiếp không lời (vẫy tay chào, tạm biệt, chỉ tay…)

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ trên 12 tháng:

Trẻ khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp xã hội:
– Mất hoặc không đáp ứng với âm thanh
– Không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu…). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp…)
– Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói…
– Hoạt động theo nhóm giảm, khó tham gia vào trò chơi, kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ.
– Hành vi bất thường: tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân… ), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục)…

Phụ huynh cũng có thể tham khảo 5 dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ của Viện Hàn lâm thần kinh học của Mỹ:

– Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng.
– Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
– Không biết đáp lại khi được gọi tên.
– Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
– Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tự kỷ ở trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cân nặng của trẻ khi chào đời có liên quan với bệnh tự kỷ
  • Bé bị chứng tự kỉ vì nghe nhạc vàng từ nhỏ
  • Có thể nhận biết bệnh tự kỷ của trẻ qua tiếng khóc
  • Trẻ tự kỷ và một số dấu hiệu nhận biết
  • Những điều cần biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bình luận

  1. Kiều Loan đã bình luận

    04/07/2014 at 10:23 sáng

    Chào BS! con trai tôi 28 tháng tuổi, chiều cao cân nặng phù hợp với lứa tuổi. hồi 9 tháng cháu có nói bố, mẹ rất rõ nhưng rồi 1 thời gian lại không chịu nói, bây giờ 28 tháng cháu cũng chỉ nói được vài từ bố, mẹ và những từ ú, ấ gì đó. cháu ăn uống tốt, biết kêu khi đi vệ sinh. khi cháu muốn nhờ ai đó lấy 1 vật gì thì chỉ tay và ú ấ… nếu người lớn không làm theo yêu cầu thì cháu tỏ ra nóng giận và vứt thật mạnh bất cứ đồ gì trên tay mà bé đang cầm, cháu rất thích nghịch nước, nếu mà nước mà đổ ra nhà cháu đi tìm khăn lau bằng sạch, nếu nước đổ ra quần áo cháu cởi đồ và bắt thay đồ mới. Cháu đi học chơi rất hòa đồng với bạn bè, biết chơi và cất đồi chơi, lúc ra về tự lấy đồ cảu mình đưa cho mẹ. Về nhà biết thể hiện tình cảm biết thơm vào má, nếu vơ tình nhìn được cảnh âu iếm trên TV, thì cháu cũng làm với mẹ như vậy. Thích cầm bút vẽ lên giấy, tường. thích xem quảng cáo, nếu cái nào không thích thì bịt tai lại, Thích bài hát Em của ngày hôm qua, nhảy theo điệu nhạc và hát theo nhưng không rõ lời và thích một số bài hát thiếu nhi như: Con heo đất, Gangnam style… Cho tôi hỏi con tôi có phải biểu hiện của bênh tự kỷ không? Rất mong được BS tư vấn, cảm ơn BS!

    Trả lời
  2. Phạm quang Đạt đã bình luận

    17/03/2014 at 8:48 chiều

    Cháu nhà bị tự kỷ nặng 5 tuổi chưa có ngôn ngữ. Kèm theo hay đau đầu và đau thần kinh. Những lúc đau đầu biểu hiện tai đỏ lựng lên và hay dùng tay đấm vào đầu khóc rất gắt cảm giác rất đau đầu. Những lúc như thế gia đình phải làm sao ạ?

    Trả lời
  3. Hien đã bình luận

    11/09/2013 at 1:24 chiều

    Con tôi năm nay học lớp 2, dạo gần đây cháu rất hay lo lắng về vấn đề đi học, cháu thường nói rất sợ cô giáo mỗi khi đến lớp. Vế nhà ít nói cười hơn trước, đôi lúc chuẩn bị đi học còn rơm rớm nước mắt. Đấy liệu có phải dấu hiệu của bệnh trầm cảm không?

    Trả lời
  4. Hien đã bình luận

    11/09/2013 at 1:19 chiều

    yoi muon hoi

    Trả lời
  5. Đặng Thị Hương đã bình luận

    08/04/2013 at 2:45 chiều

    con tôi đã 2 tuổi rồi nhưng rất chậm nói, rất ít khi làm theo lời mẹ nói, ví dụ: ạ, byby. Mỗi lần tôi bảo con ạ chào một ai là con tôi giả vờ không nge lời mẹ nói, mà giả đò nhìn tránh đi chỗ khác không làm theo lời mẹ. tôi nge nhiều về bệnh tự kỷ ở trẻ nên rất lo lắng, tôi muốn hỏi liệu những dấu hiệu trên của con tôi có phải bệnh tự kỷ không.

    Trả lời
    • Jenny Tú anh đã bình luận

      22/04/2013 at 12:04 chiều

      Cháu nhà tôi cũng vậy, y như chị nói. Đi khám tại BV Nhi đồng 1, BS nói có dấu hiệu bị tự kỷ. Tôi đang rất buồn và lo lắng

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn