Những bộ phận trên cơ thể của bạn cũng rất cần bổ sung dưỡng chất hợp lý. Nhưng làm cách nào để bổ sung dinh dưỡng hợp lý nhất cho từng bộ phận cơ thể?
Não: Vitamin D
Vai trò: Có nghiên cứu chứng minh, vitamin D có thể cải thiện sự linh hoạt của não bộ, tăng cường trí nhớ. Ánh sáng mặt trời là cách đơn giản nhất để cơ thể hấp thụ được vitamin D, ngoài ra có thể bổ sung vitamin D hoặc canxi bằng thuốc uống.
Cách bổ sung: Thực phẩm giàu canxi và vitamin D gồm có: tôm, sò, hến, sữa, cá mòi, cá hồi, rong biển, chạch, đậu nành, rau mùi, bông cải xanh, cải bắp, hạt sen, hạnh nhân ngọt, gan cá, lòng đỏ trứng và nấm hương.
Mắt: Vitamin C, E và kẽm
Vai trò: Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo, còn được gọi là tocopherol, là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất. Nó có thể ức chế phản ứng oxy hóa lipid của màng tế bào (lipid peroxidation) giúp mở rộng các mạch máu ngoại vi, cải thiện tuần hoàn máu, phòng ngừa tật cận thị. Tác dụng chính của vitamin C là nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, bảo vệ răng và nướu.
Ngoài ra, kiên trì việc uống vitamin C theo giờ còn có thể giúp sắc tố đen trên da giảm đáng kể, từ đó giảm các vết thâm, nám, giúp da tươi sáng hơn. Kẽm có nhiều tác dụng, có thể cải thiện trí thông minh, hơn nữa khi kết hợp với vitamin A, còn có thể thúc đẩy sự trao đổi vitamin A, bảo vệ chức năng thị giác và sức khỏe cho làn da.
Cách bổ sung: Hàm lượng vitamin C trong hoa quả khá cao; Còn vitamin E trong rau, đặc biệt là trong cà rốt cũng rất cao; Nguyên tố kẽm lại chủ yếu tồn tại trong hải sản, gan động vật. Chẳng hạn do tuổi tác cao dẫn tới vấn đề về thị giác, có thể theo chỉ dẫn của bác sỹ xem xét mỗi ngày uống 500mg vitamin C, 400 đơn vị quốc gia vitamin E, 15mg carotene, 80mg kẽm và 2 mg đồng.
3. Tim: axit béo omega-3
Vai trò: Loại axit béo omega-3 trong dầu cá có thể làm giảm nồng triglyceride ( chất làm làm tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường). Bổ sung axit béo omega-3 mỗi ngày có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh tim, đồng thời có thể giúp những người bệnh tim giảm nguy cơ tim mạch vành.
Cách bổ sung: Cá, dầu cáo, tảo biển, những loại cá ở vùng biển sâu… chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất.
4. Thận: Vitamin B6
Vai trò: Uống nhiều nước là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của thận, bổ sung vitamin B6 mỗi ngày có thể giảm 60% nguy cơ sỏi thận. Vitamin B6 là chất cần thiết để cơ thể trao đổi chất béo và đường, quá trình trao đổi chất estrogen ở phụ nữ cũng cần vitamin B6, do đó nó rất có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị một số bệnh phụ khoa.
Cách bổ sung: Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng, trứng…
5. Da: Carotenoids
Vai trò: Là sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật hoặc do sinh vật trong tế bào chất hình thành. Chất carotenoids có trong các loại rau có màu xanh; chất lutein và zeaxanthin có thể cải thiện kết cấu da, giúp làm ẩm da và làm sáng da.
Cách bổ sung: Nguồn β-carotene dồi dào nhất là những loại rau có lá màu xanh và vàng, hoa quả màu cam (như cà rốt, rau bina, rau diếp, khoai tây, khoang lang, bông cải canh, dưa đỏ và bí đao). Nói chung, những rau quả có màu sắc càng đậm thì càng giàu β-carotene.
6. Gan: Cây ké sữa (một loại thực vật thuộc họ Cúc)
Vai trò: Hiệu quả chủ yếu nhất của ké sữa là cải thiện chứng viêm gan, xơ gan và rối loạn chức năng gan, ngoài ra cũng giúp chống oxy hóa, lợi tiểu… Thành phần hoạt tính trong đó có thể phòng ngừa các chứng viêm, khôi phục chức năng gan, giúp thải độc gan.
Cách bổ sung: Chất này thường phải được bổ sung bằng cách uống, trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.