Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những thói quen không tốt, khó bỏ ở trẻ

Có một số thói quen không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài thói quen xấu mà các bậc phụ huynh cần giúp trẻ bỏ nhé!

1. Hảo ngọt

Dù có hay không có sự khác nhau sau khi bé nhà bạn ăn đồ ngọt thì đây cũng là thói quen hàng đầu cần bỏ. Nhiều loại đồ ăn vặt và nước uống dành cho trẻ em chứa đầy đường. Đường không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì mà nó còn gây nghiện và rất khó bỏ. Hãy đề nghị bé đổi món bánh ngọt thành sữa ít béo hoặc nước quả tươi, và thử những món như táo hoặc sữa chua cho bữa ăn nhẹ.

Hãy rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho bé yêu.
Hãy rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho bé yêu.

2. Xem TV

Bạn có giới hạn thời gian xem TV của con mỗi ngày không? Bé chơi điện tử, dùng iPad hoặc điện thoại di động thế nào? Có nhiều nghiên cứu về thời gian ngồi trước màn hình quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ, bao gồm kỹ năng tổ chức, kém tập trung và chơi thể thao kém, nhưng lại có ít hướng dẫn về thời gian xem bao nhiêu là nhiều. Hãy giảm thời gian ngồi trước mọi loại màn hình của trẻ xuống còn khoảng 2 giờ mỗi ngày, và giữ ở mức tối thiểu đối với trẻ dưới 2 tuổi.

3. Lười ra ngoài

Lần gần đây nhất mà con bạn chơi ngoài trời là khi nào? Một nghiên cứu của hội Nhi khoa Mỹ thấy rằng một nửa số trẻ không có thời gian chơi ngoài trời hằng ngày, và điều này ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển vận động, sức khỏe tâm thần, vitamin D và thị lực. Hãy đặt mục tiêu cho trẻ ra ngoài trời một giờ mỗi ngày, với những hoạt động như đi dạo, đi xe đạp, chơi bóng hoặc làm vườn.

4. Bỏ ăn sáng

Con bạn có ăn sáng không? Ăn sáng là việc mà nhiều bé không mấy thích thú. Tuy nhiên cho dù bé còn buồn ngủ, không đói hoặc đang giảm cân, thì việc bỏ bữa sáng có thể mang lại những hậu quả tiêu cực. Hội Dinh dưỡng và ăn kiêng Mỹ thấy rằng những bé được ăn sáng đầy đủ thường ít bồn chồn hơn, tỉnh táo hơn, tập trung hơn và đạt kết quả kiểm tra tốt hơn. Những trẻ bỏ bữa sáng cũng dễ bị thừa cân hơn.

5. Ăn uống thiếu canxi

90% khối xương của người trưởng thành được tích lũy trước tuổi 17, vì thế khẩu phần can xi là cực kỳ quan trọng. Lượng can xi quá ít sẽ làm bé có nguy cơ bị còi xương, gãy xương và những bệnh như loãng xương. Tuy nhiên điều đáng lo là một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 1/10 số bé gái và 1/4 số bé trai nhận được đủ lượng can xi trong chế độ ăn Trẻ dưới 8 tuổi cần 1.000mg can xi mỗi ngày và 1.300mg với những bé lớn hơn. Để đáp ứng được lượng can xi này, hãy tăng cường cho bé uống sữa, các chế phẩm từ sữa ít béo và rau xanh như rau cải xoăn.

6. Tẩy chay thức ăn

Mới hôm qua cà rốt còn là món tủ của bé, vậy mà hôm nay bé nhất định không chịu đụng vào? Đây có lẽ là hành vi rất bình thường ở các bé, nhưng nó vẫn khiến bạn cực kỳ bực mình. Đừng ép buộc bé, nhưng cứ dọn món ra nếu có thể, nhờ đó bé có thể thay đổi ý nghĩ của mình. Hãy dọn món mới chừng 10 lần để bé thực sự có cơ hội biết nó và thích nó, trước khi thừa nhận rằng đó đúng là món mà bé không thích.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chảy máu cam ở trẻ- Nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • 05 thực phẩm vàng giàu omega-3 tốt cho não bộ và thị lực của bé
  • Cách điều trị bệnh cúm A H5N1 cho trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn