Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đang nhiễm viêm gan B, làm sao để sinh con an toàn?

Hỏi: Chào bác sĩ!

Hai vợ chồng em đi xét nghiệm đều có kết quả: HBsAg (+); HBeAg (-); SGOT: 42U/L; SGPT:37U/L. Kết quả như vậy là đã bị viêm gan B phải chưa ạ? Hiện tại, chúng em đang có ý định sinh em bé (khoảng 7 ngày – kiểm tra que thử thai vẫn 1 vạch).

Em đã tiêm phòng sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu, viêm gan A, HPV. Em đang nghi ngờ là đã có em bé, nhưng 2 ngày nay em lại có hiện tượng bị ngứa ở bộ phận sinh dục, rất khó chịu, ra khí hư, đi tiểu có màu vàng đục, em đã mua viên đặt viêm nhiễm (mới đặt 1 viên). Em phải làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi ạ? Nếu em đang trong thời gian có thai mà đặt viên đặt viêm nhiễm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Mong bác sĩ cho em vài lời khuyên?

Cảm ơn bác sĩ!

Làm sao để sinh con an toàn, khi đang nhiễm viêm gan B?
Làm sao để sinh con an toàn, khi đang nhiễm viêm gan B?

Trả lời: Bạn thân mến!

Bạn tham khảo thêm về các xét nghiệm viêm gan B nhé:

– Nếu HBsAg (-) thì bệnh nhân không mắc bệnh viêm gan B, Anti HBs là một kháng thể chống virus viêm gan B, khi HBsAg (-) và Anti HBs (-) thì bạn cần được tiêm ngừa viêm gan B, trường hợp Anti HBs (+) bạn không phải tiêm ngừa do đã có kháng thể chống virus viêm gan B.

– Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm HBsAg (+) chỉ nói lên người đó có nhiễm siêu vi B thôi, chứ chưa chắc chắn người đó mắc bệnh viêm gan B, đây là một xét nghiệm tầm soát.

* Khi HBsAg (+) cần làm thêm một số xét nghiệm như: HBeAg, men gan, xét nghiệm sinh học phân tử HBV DNA sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

+ HBsAg (+) nhưng men gan không tăng: đây là trường hợp người lành mang trùng, bạn không phải điều trị, bạn sống hòa bình với virus viêm gan B và kiểm tra men gan mỗi 6 tháng.

+ HBsAg (+) và men gan tăng, bạn cần được theo dõi, nếu men gan tăng liên tục trong 6 tháng mới kết luận bạn bị viêm gan B mạn tính. Trường hợp này bạn cần điều trị, cẩn thận hơn bạn sẽ được làm thêm xét nghiệm HBeAg và xét nghiệm sinh học phân tử HBV DNA(định lượng virus).

Với những xét nghiệm phân tích ở trên và dựa vào xét nghiệm, có thể nói bạn đang nhiễm siêu vi B, bạn cần theo dõi và làm xét nghiệm mỗi 6 tháng ở những cơ sở y tế có uy tín, để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

Trước khi có thai, bạn chuẩn bị tiêm ngừa là rất tốt, nhưng dịch âm đạo ra như vậy là bất thường “huyết trắng màu vàng đục, ngứa, khó chịu”, cần khám phụ khoa ngay để BS cho xét nghiệm huyết trắng và điều trị kịp thời.

Bạn không nên tự ý đặt thuốc khi chưa khám và xét nghiệm huyết trắng, vì như thế vi khuẩn sẽ kháng thuốc và việc điều trị cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, trong thời gian mang thai hoặc trong thời gian chuẩn bị có thai, bạn cần hạn chế dùng thuốc ngoại trừ có chỉ định dùng của BS.

Thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không còn tùy thuộc vào loại thuốc bạn đặt, bạn không cho biết tên thuốc nên BS không tư vấn cho bạn rõ được. Bạn mới đặt 1 viên thì nên ngưng ngay và khả năng ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp.

Thân mến!

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Để sinh được những em bé “thần đồng”
  • Giúp chị em duy trì khả năng sinh sản
  • Cùng khám phá những điều bí ẩn về thời kỳ trứng rụng
  • Cần hiểu nhiều về điều trị hiếm muộn để tăng cơ hội thụ thai
  • Chỉ số nội tiết ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn