Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mức tăng cân chuẩn ở phụ nữ có thai

Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Nếu tăng dưới 3 kg trong quý giữa của thai kỳ thì nghĩa là bạn cần bồi dưỡng thêm.

Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

Meyeucon.org - 19/02/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mức tăng cân khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Lên cân quá nhanh khi bầu bí thì hãm lại bằng cách nào?
  • Mức tăng cân hợp lý theo chỉ số cân nặng cơ thể
  • Tăng cân “chuẩn” khi mang thai
  • Điều chỉnh cân nặng khi bầu bí
  • Tăng cân nhiều trong thai kỳ không tốt cho thai nhi

Bình luận

  1. Hồ Thị Khuê Bích đã bình luận

    07/07/2012 at 10:30 chiều

    Cho em hỏi bác sĩ:
    Em năm nay 31 tuổi, kỳ kinh chót của em là 15/11/2011, hiện em mang thai đi khám là 29- 30 tuần, cân nặng 55.5kg. Các số đo của thai:
    -ĐK lưỡng đỉnh 77mm
    -ĐK ngang bụng 80mm
    -CD xương đùi 55mm
    Bám mặt sau đáy thân, Độ trưởng thành I, Ối TB.Theo SA thai sống TC #29 tuần. Em không biết em bé có nhỏ quá không vì em không biết bao nhiêu kg? em tăng cân rất chậm. Lúc chưa mang thai em 50kg, em sợ em bé bị còi, thấp nữa. Xin bác sĩ cho em biết với thai như vậy có nhỏ không? sau này bị lùn không? bao nhiêu kg?em như vậy có làm bé bị suy dinh dưỡng không? Xin bác sỹ giải thích dùm. Em cám ơn bác sỹ!

    Trả lời
  2. Nguyễn Thị Hằng đã bình luận

    07/03/2012 at 5:02 chiều

    Em 29 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được gần 4 tuần thì phát hiện chửa ngoài dạ con phải mổ. Sau mổ 1 tuần đi kiểm tra lại bác sỹ bảo vẫn chưa hết dich máu và cho em uống thuốc cho tiêu. 3 ngày sau em dùng que thử thấy vẫn có thai, đến khám bác sỹ mổ cho em kết luận em mang thai đôi và có một thai đi vào tử cung được. Em rất ngạc nhiên là tại sao bác sỹ lại không phát hiện ra cái thai bên trong trước và sau khi mổ? Xin bác sỹ giải thích dùm em.
    Em cảm ơn rất nhiều!-

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn