Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹ bầu có nên nằm im một chỗ để dưỡng thai?

Các mẹ bầu có nên nằm trên giường dưỡng để thai dài ngày hay không? Trường hợp nào cần phải nằm yên dưỡng thai tuyệt đối? Mẹ bầu hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé!

Thế nào là nghỉ ngơi tại giường?

Nghỉ ngơi tại giường là chỉ việc nằm im một chỗ để dưỡng thai mà không có bất kỳ những hoạt động nào khác. Việc dưỡng thai trên giường rất tốt với những bà mẹ tương lai có sức khỏe yếu hoặc bị kiệt sức. Tuy nhiên với phần lớn các bà mẹ khác, việc nằm im dưỡng thai như thế (dù chỉ vài ngày), có vẻ như là được nghỉ ngơi nhưng thực tế, họ đều cảm thấy không thoải mái, buồn chán và rất bất tiện. Khi sự nghỉ ngơi kéo dài hàng tuần, các bà bầu sẽ cảm thấy đây không còn là những ngày nghỉ ngơi nữa, mà là một sự “tra tấn”.

Một số bà bầu được chỉ định “treo chân” trong thời gian mang thai do gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Một số bà bầu được chỉ định “treo chân” trong thời gian mang thai do gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Có nên nằm trên giường dưỡng thai dài ngày?

Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Không có một định nghĩa tiêu chuẩn nào cho việc dưỡng thai trên giường. Do vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem mình có cần nghỉ ngơi yên tĩnh như thế hay không và trong thời gian bao lâu. Bình thường, một “vụ” dưỡng thai như vậy là nằm nghỉ ngơi khoảng 24 giờ trên giường, chỉ ngồi dậy khi có người chăm sóc đến và đi vệ sinh.

Một vài trường hợp, bác sĩ còn yêu cầu sử dụng bỉm người lớn để thay thế cho việc đi tollet. Tuy nhiên, đấy chỉ là cách gợi ý cho những bà bầu thực sự cảm thấy kiệt sức và có nhu cầu muốn được nghỉ ngơi. Một hay hai ngày nghỉ trên giường trong trường hợp này, có thể giúp bạn hồi phục được năng lượng và sức khỏe của mình. Nhưng nằm quá lâu trong suốt cả ngày, sẽ khiến cho vùng tử cung nặng nề đè lên động mạch chủ (mạch chính chuyển máu từ dưới lên nuôi tim), nên không hề tốt chút nào cho sức khỏe của bà bầu. Một số bác sĩ chỉ yêu cầu nghỉ ngơi ít ngày và việc này hoàn toàn chủ động theo ý bạn nếu các vấn đề sức khỏe của bạn không quá trầm trọng.

Ví dụ, trong thời gian đang nghỉ dưỡng nhưng bạn vẫn có thể rời khỏi giường để tự chuẩn bị bữa trưa, bữa tối cùng gia đình hoặc tự vào nhà tắm để tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Kiểu nghỉ ngơi khác nữa là bạn chỉ cần hạn chế một số hoạt động thường ngày và nằm trên giường nghỉ ngơi khoảng vài giờ trong một ngày.

Trường hợp nào cần phải nằm yên dưỡng thai tuyệt đối?

Việc điều trị nằm dưỡng thai là bình thường trong những trường hợp bạn có thai đôi hoặc nhiều hơn, bị nguy cơ sinh non hay khi cổ tử cung của bạn yếu. Bác sĩ sản khoa cũng yêu cầu bạn nằm bất động cả trong trường hợp em bé trong bụng phát triển chậm hơn bình thường (hạn chế phát triển trong tử cung) hoặc bạn bị nhau thai tiền đạo (trường hợp nhau thai nằm thấp dưới tử cung, ở bên cạnh hay trùm lên cổ tử cung). Bạn cũng sẽ được tư vấn nằm giường nghỉ ngơi tuyệt đối nếu bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai hay bị tiền sản giật, để có thể kiểm soát được huyết áp.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Mới mang thai nên kiêng gì mẹ đã biết chưa?
  • Cách trị nẻ mặt cho bà bầu hiệu quả, giúp da luôn mềm mịn
  • 15 vấn đề khó chịu của phụ nữ mang thai (phần 2)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn