Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bệnh tay chân miệng phát triển theo chiều hướng nguy hiểm

So với thời điểm cuối năm trước và đầu năm 2013 số ca bệnh TCM chỉ vài chục ca, rất ít ca bệnh nặng thì từ đầu tháng 3 đến nay, bệnh nhân tay chân miệng đã bắt đầu tăng cao theo chiều hướng nguy hiểm.

BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc Nhi, BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM cho biết: “Hiện khoa đang điều trị cho 53 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng TCM. So với thời điểm cuối năm trước và đầu năm 2013 số ca bệnh TCM chỉ vài chục ca, rất ít ca bệnh nặng thì từ đầu tháng 3 đến nay, bệnh nhân tay chân miệng đã bắt đầu tăng cao theo chiều hướng nguy hiểm.

Số ca bệnh TCM nặng tăng nhanh tại BV bệnh Nhiệt Đới.
Số ca bệnh TCM nặng tăng nhanh tại BV bệnh Nhiệt Đới.

Số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch TCM thành phố, ngày 26/3 tại BV Nhi Đồng 1 có hơn 30 ca tay chân miệng, trong đó có 1 ca độ 3. Tại BV Nhi Đồng 2 ngày 28/3 có 48 ca nhưng cũng chỉ có 1 ca nặng độ 2B. Tuy nhiên, tại BV Bệnh Nhiệt Đới, số ca bệnh TCM nặng tăng đột biến theo chiều hướng nguy hiểm. Trong số 10 ca bệnh nặng có 6 ca mắc bệnh độ IIB; 3 ca độ III và 1 ca độ IV phải thở máy, lọc máu trong tình trạng nguy kịch.

BS Phan Tứ Quý cho biết thêm, hầu hết những ca bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện được chuyển đến từ khu vực huyện Cần Đước tỉnh Long An và huyện Bình Chánh TPHCM. Ca bệnh nặng độ IV của bệnh nhi L.T.K. (5,5 tháng tuổi) và bé gái L.T.L (4 tuổi) mắc TCM độ III là hai chị em ruột cùng mắc.

Trước diễn tiến theo chiều hướng nguy hiểm của bệnh TCM, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chủ động phòng chống bệnh cho con em mình bằng các phương pháp vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn tại khu vực các bé sinh hoạt vui chơi; rửa tay bằng xà bông trước khi tiếp xúc với bé; giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và người giữ trẻ.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện: nóng sốt; đau họng, chảy nước bọt liên tục; biếng ăn hoặc bỏ ăn; khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường; nổi bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, loét đỏ ở miệng… Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bệnh tay chân miệng chủng độc EV71 đang gia tăng
  • Có nhiều bệnh nhi tay chân miệng không đáng bị tử vong
  • Xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng tại Hà Nội
  • Dịch tay chân miệng: lập vành đai phong tỏa để đối phó hiệu quả hơn
  • Dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục hoành hành

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn