Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ngăn ngừa co cứng cơ khi mang thai

Chứng co cứng cơ hay chuột rút là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột và tự phát trong một thời gian, sau đó cơ sẽ tự trở về trạng thái thư giãn bình thường. Khác với thông thường, cơ bắp phải co – dãn theo ý muốn và vận động của chúng ta. Tình trạng này có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ, nhưng thường gặp vào các tháng cuối.

Co cứng cơ hay chuột rút là biểu hiện thường gặp khi mang thai.
Co cứng cơ hay chuột rút là biểu hiện thường gặp khi mang thai.

Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức, ví dụ như xảy ra ở vận động viên sau vận động kéo dài hay có cường độ cao, xảy ra ở người đang bơi lội mà không có quá trình khởi động hiệu quả trước đó. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải: ví dụ như các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, can xi….

Khi mang thai, đặc biệt ở những tháng đầu, do tình trạng ốm nghén, thai phụ có thể bị nôn, ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối, do yêu cầu sử dụng can xi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng can xi và thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ can xi cho phù hợp với nhu cầu cơ thể… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là can xi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng co cứng cơ.

Đặc biệt ở tháng cuối, trong một số trường hợp, cần phân biệt tình trạng co cứng cơ với những triệu chứng báo động của co giật do sản giật. Co cứng cơ thường xảy ra vùng cơ bắp chân, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác đau vùng bị co cứng; trong khi ở sản giật, thai phụ có thể có tăng huyết áp trước đó, người bị phù nhiều, ngay trước khi có cơn giật thường rất nhức đầu, sau đó có co cơ (thường ở vùng mặt lẫn vùng chi), mất tri giác lúc có co cơ, sau đó tỉnh lại chậm hay lại tiếp tục có cơn giật mới. Sản giật là tình trạng cấp cứu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế; trong lúc vận chuyển cần lưu ý quan tâm đường thở của bệnh nhân cũng như tránh việc co giật cơ cắn có thể làm đứt lưỡi.

Điều trị tức thời tình trạng co cứng cơ ở thai phụ cũng giống như ở những người bình thường là kéo dãn cơ theo chiều ngược lại và xoa bóp; thậm chí không cần làm gì cơ cũng có thể tự động trả lại tư thế bình thường nhưng đòi hỏi thời gian và thai phụ sẽ chịu đau trong thời gian chờ đợi. Điều trị dự phòng được khuyên sử dụng thêm magiê trong tháng cuối (do bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi). Chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung can xi đều đặn trong khi mang thai sẽ làm giảm phần nào các rối loạn điện giải và ngăn ngừa co cứng cơ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Mới mang thai nên kiêng gì mẹ đã biết chưa?
  • Cách trị nẻ mặt cho bà bầu hiệu quả, giúp da luôn mềm mịn
  • 15 vấn đề khó chịu của phụ nữ mang thai (phần 2)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn