Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

5 hình thức nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục ở người mẹ sau sinh. Vậy nguyên nhân và các hình thức nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Nguyên nhân

  • Do khâu khử trùng không tốt trong quá trình sinh nở.
  • Do chuyển dạ kéo dài; ối vỡ sớm.
  • Do rách cổ tử cung, tầng sinh môn nhưng không được xử lý đúng cách.
  • Vùng kín của người mẹ đã bị nhiễm khuẩn trước và trong quá trình sinh con.
  • Do vệ sinh vùng kín sau sinh không đúng cách.
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau đẻ.
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau đẻ.

5 hình thức nhiễm khuẩn hậu sản

1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ và cổ tử cung:

Đây là hình thức nhẹ nhất với các triệu chứng:

  • Chỗ khâu tầng sinh môn viêm tấy, đau, có mủ.
  • Sốt nhẹ và sốt vừa.

Điều trị: Vệ sinh vùng kín đúng cách.

  • Cắt chỉ nếu vết khâu tầng sinh môn bị phù nề.
  • Sản phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh và thuốc co hồi tử cung.

2. Viêm nội mạc tử cung:

Đây là dạng viêm nhiễm hay gặp và dễ dẫn tới nhiều biến chứng sau sinh.

Nguyên nhân: Sót nhau.

  • Nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài.
  • Các thủ thuật đỡ thai không vô khuẩn.

Triệu chứng: Sốt xuất hiện ở sản phụ 3-4 ngày sau sinh.

  • Sản phụ mệt mỏi, mạch đập nhanh.
  • Sản dịch hôi, có mủ hoặc lẫn máu.

Điều trị: Sản phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh.

3. Viêm tử cung:

Đây là tình trạng hiếm gặp.

Nguyên nhân: Sót nhau.

  • Nhiễm khuẩn ối.
  • Sản dịch không thoát ra được.

Triệu chứng: Xuất hiện sau sinh khoảng 7-10 ngày, sản phụ bị sốt cao, nhiễm trùng nặng, sản dịch hôi thối.

Điều trị: Có thể phải điều trị kháng sinh liều cao. Nếu biến chứng nặng, sản phụ có thể phải cắt một phần tử cung.

4. Viêm dây chằng:

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn lây lan từ tử cung ra dây chằng quanh âm đạo, trực tràng, vùng thắt lưng.

Triệu chứng: Sau 8-10 ngày sau đẻ, người mẹ thấy mệt mỏi, sốt, sản dịch hôi, tử cung co hồi chậm.

Điều trị: Sản phụ được chỉ định dùng kháng sinh. Trường hợp nặng, sản phụ phải cắt một phần tử cung.

5. Nhiễm khuẩn máu:

Đây là tình trạng nặng nhất, có nguy cơ tử vong cao.

Nguyên nhân: Do vỡ tử cung hoặc do nạo, phá thai to.

Triệu chứng: Nhiễm trùng nặng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh. Sản phụ sốt cao, rét run, thiếu máu, sản dịch có mủ, hôi.

Điều trị: Sản phụ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ một phần tử cung.

Phòng tránh

Khi có thai và sinh nở, người mẹ nên tới những bệnh viện uy tín để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Sau khi sinh, nếu thấy có những dấu hiệu (sốt, mệt, sản dịch có mùi hôi…) thì người mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe phụ nữ , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Singapore nơi tốt nhất châu Á để một phụ nữ làm mẹ
  • Ngó xem chế độ ăn uống và sinh hoạt của sản phụ 3 nước Châu Á
  • Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh
  • Trầm cảm sau sinh và những điều chị em cần biết
  • Những điểm giống và khác nhau trong quan niệm ở cữ xưa và nay

Bình luận

  1. Nguyến Kim Thoa đã bình luận

    03/04/2013 at 12:28 chiều

    Xin chào mẹ yêu con!
    Cho em hỏi một là em đã sinh bé thứ hai được 12.5 tháng và vẫn chưa có kinh chở lại. Bé đầu cách bé thứ hai 21 tháng, và phải đến tháng thứ 7 em mới thấy kinh trở lại. Trước đây vòng kinh của em là 25- 28 ngày, tháng nào cũng có. . Em bị viêm cổ tử cung từ hồi con gái và đẫ đốt điện nhưng em vẫn sinh thường, sinh rất dễ và nhanh. Như vậy có phải đi khám phụ khoa không a? Hiện tại em không dùng biện pháp tránh thai nào.
    Em xin chân thành cảm ơn

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn