Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng được truyền miệng lời khuyên là không nên đi máy bay vì nó ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Vì vậy mà trong 9 tháng thai kì, nhiều mẹ bầu không dám đi xa – di chuyển bằng máy bay, vì lo cho sự an toàn của thai nhi…
1. Sợ đi máy bay
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng được truyền miệng lời khuyên là không nên đi máy bay vì nó ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Vì vậy mà trong 9 tháng thai kì, nhiều mẹ bầu không dám đi xa – di chuyển bằng máy bay, vì lo cho sự an toàn của thai nhi.
Nhưng trên thực tế, khoảng quý II của thai kì là thời điểm an toàn để mẹ bầu có thể di chuyển bằng máy bay (trừ khi bạn bị bác sĩ chỉ định cấm sử dụng loại phương tiện này).
Có một điều lưu ý cho mẹ bầu là nên cử động đôi chân khi ngồi trên máy bay để tránh hiện tượng máu bị tắc nghẽn.
2. Sợ máy tính sẽ gây hại cho thai nhi
Do yêu cầu công việc nên ngày nay có rất nhiều mẹ bầu phải tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì vậy đã có không ít mẹ bầu lo lắng việc sử dụng máy tính khi mang thai sẽ có ảnh hưởng không tốt với em bé.
Trên thực tế thì chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ việc dùng máy vi tính sẽ ngăn cản sự phát triển của thai. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu được phép sử dụng máy tính quá nhiều khi bầu bí.
Trong thời kỳ thai nghén, sự vận động bao giờ cũng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé hơn việc bạn chỉ ngồi ì một chỗ bên máy tính. Bạn nên đứng dậy đi lại 10-15 phút sau mỗi tiếng ngồi máy tính.
3. Bỗng dưng em bé đạp (thai máy) nhiều/ ít hơn mọi ngày
Bỗng dưng trong mấy ngày gần đây em bé cử động không như bình thường, có thể nhiều hoặc ít hơn. Đây cũng là điều khiến mẹ bầu lo sợ vì cho rằng em bé gặp vấn đề nên mới phản ứng như vậy.
Trên thực tế, tấn suất máy của em bé thường khác nhau giữa các ngày, có ngày nhiều, có ngày ít. Vì vậy nếu thai máy chậm hoặc nhanh hơn một chút thì bạn cũng không nên quá lo lắng.
4. Sợ đẻ rơi trên đường đến bệnh viện
Những người làm mẹ lần đầu thường có nỗi lo này. Nỗi lo càng tăng khi thỉnh thoảng lại đọc báo thấy có tin mẹ bầu nào đó vì không kịp đến viện nên đã đẻ rơi trên xe taxi khiến không ít mẹ bầu “xanh mặt”.
Trên thực tế thì từ lúc có cơn đau đẻ đến khi sinh bé sẽ mất khoảng 12 -2 1 giờ. Vì vậy mẹ bầu hoàn toàn có đủ thời gian để tới bệnh viện gần nhất, cho dù là nhà bạn ở đầu thành phố và bệnh viện ở cuối thành phố thì bạn vẫn có thể tới đích trước khi em bé ra đời.
5. Sợ đau lúc chuyển dạ
Càng gần ngày sinh, nhiều mẹ bầu càng bị ám ảnh bởi nỗi đau khi chuyển dạ. Bạn càng sợ hơn khi nghe những người đi trước truyền tai rằng không nỗi đau nào trên đời đau bằng.
Người chưa sinh nở bao giờ luôn mang tâm lý sợ đau khi chuyển dạ. Các chuyên gia gợi ý rằng, bạn nên coi chuyện vượt cạn là một thử thách hạnh phúc thay vì quá lo lắng. Hãy tham gia một lớp học tiền sản, bạn sẽ bớt đi nỗi sợ về đau đẻ.
Trong trường hợp bạn phải sinh mổ hoặc hồi hộp đến mức thở sai cách thì cảm giác đau khi sinh cũng chỉ thoáng qua. Hơn nữa,với sự hỗ trợ của các thiết bị y học tiên tiến, các bà mẹ ngày nay được tạo nhiều điều kiện thuận lợi khi sinh nở.
6. Sợ sẽ xấu hổ trong phòng sinh
La hét và mắng chửi chồng, rặn cả ra phân hay vùng kín bị mọi người nhìn thấy hết là một trong những điều khiến mẹ bầu lo sợ khi chuẩn bị bước vào giai đoạn sắp sinh.
Nhưng bạn hãy yên tâm, tất cả mọi biểu hiện đó đều hết sức bình thường và là chuyện thường ngày trong phòng đẻ. Các bác sĩ và y tá sẽ không để ý và cũng không đánh giá bạn thông qua những điều đó đâu. Đỡ đẻ an toàn mới là mục tiêu chính của họ chứ không phải việc bình phẩm về thai phụ. Vì vậy mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể và để tinh thần thoải mái, tập trung hết sức để cuộc vượt cạn thành công.
7. Sợ sẽ phải sinh mổ khẩn cấp
Nhiều mẹ bầu tuy đã xác định đẻ thường nhưng trong quá trình đau đẻ lại có vấn đề phát sinh nên phải lên bàn mổ khẩn cấp. Đây là điều khiến mẹ bầu lo sợ vì vừa phải trải qua quá trình đau đẻ, vừa phải chịu vết đau mổ.
Trên thực tế thì trường hợp sinh mổ là do được bác sĩ chỉ định từ trước đó với những lý do như: em bé chưa quay đầu, ngôi thai chưa chuẩn, có vấn đề về nhau thai hoặc trước đó thai phụ đã sinh mổ.
Những trường hợp sinh mổ khẩn cấp không quá phổ biến. Nếu bạn đã gần ngày dự sinh thì có thể thăm khám liên tục hoặc nhập viện sớm để được theo dõi cẩn thận.
8. Sợ bị rạch và khâu tầng sinh môn
Ngày nay, hầu hết các ca đẻ thường đều bị rạch tầng sinh môn. Điều này khiến không ít mẹ quyết định sinh thường lo lắng vì cảm giác sợ hãi khi rạch sống chỗ ấy.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các mẹ đi trước thì nỗi đau bị rạch tầng sinh môn sẽ không thấm gì so với việc đau đẻ. Nếu bạn đã trải qua được những cơn đau chuyển dạ thì việc rạch tầng sinh môn sẽ chỉ đau như… kiến đốt mà thôi.
Bạn cũng đừng lo khi y tá khâu lại vết rạch tầng sinh môn vì đã có thuốc tê rồi. Vì vậy, hãy can đảm vượt qua những thử thách hạnh phúc này để đón bé yêu chào đời nhé!