Nếu đã phê bình con đến nửa ngày trời mà bé vẫn có thái độ như chưa có chuyện gì xảy ra thì trước hết bạn hãy khoan tức giận mà thay vào đó nên tự nghĩ lại xem thái độ của mình khi phê bình con, trách mắng con có đúng hay không, có gây ấn tượng cho bé không? Phê bình con làm sao để bé nghe lời và rút kinh nghiệm cũng là cả một nghệ thuật. Chỉ là những điều rất nhỏ nhặt nhưng lại rất quan trong cách giáo dục một đứa trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
1. Thái độ không nghiêm túc
Nếu đã phê bình con đến nửa ngày trời mà bé vẫn có thái độ như chưa có chuyện gì xảy ra thì trước hết bạn hãy khoan tức giận mà thay vào đó nên tự nghĩ lại xem thái độ của mình khi phê bình con, trách mắng con có đúng hay không, có gây ấn tượng cho bé không?
Nếu như từ đầu đến cuối bạn chỉ tập trung vào việc mắng con thì sẽ khiến bé buồn chán, trong lòng thầm nghĩ “Lại nữa rồi” nhưng không hề quan tâm đến lời nói của bạn.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi trách mắng hay phê bình con, thái độ cần nghiêm túc, đúng mực và không nên tỏ ra “nộ khí xung thiên”. Điều cần quan tâm là thời điểm, phương pháp và thái độ của bạn khi phê bình bé.
Khi bé làm việc gì sai, bạn có thể để con ngồi xuống rồi bình tĩnh trò chuyện với bé. Việc trò chuyện này không chỉ dùng ngôn từ mà còn thông qua sắc mặt, ngữ điệu, ánh mắt… để bé cảm nhận được thái độ nghiêm túc của bạn, từ đó hiểu được mức độ sai của mình.
2. Nhanh chóng mềm lòng
Sau khi bị cha mẹ phê bình, bé thường nước mắt ngắn dài trông vừa tội nghiệp vừa đáng yêu. Vì thế, người lớn thường cảm thấy mắng như vậy đã đủ rồi, thậm chí còn hơi quá lời nên thường không mắng con nữa mà ôm bé vào lòng vỗ về, có người còn xin lỗi con.
Làm như vậy không hề có lợi trong việc giáo dục con cái bởi trước hết bé sẽ không nhận thức được lỗi của mình gây ra, thứ nữa là dần dần bé sẽ nhận ra cách “điều trị” bố mẹ cho nên những lần trách mắng con sau này hầu như không có tác dụng. Nguy hiểm hơn là bé có thể nghi ngờ bố mẹ “làm quá” mọi chuyện.
3. Chỉ dọa suông
Khi con không nghe lời, nhiều người thường đưa ra hình thức để dọa con, như: không cho ăn cơm, không cho đi chơi, đem cho nhà hàng xóm nuôi… Nhưng tất nhiên chẳng ai biến những lời dọa nạt đó thành hiện thực.
Một vài lần đầu có thể bé sẽ sợ mà vâng lời bạn nhưng khi thấy không có hình phạt nào được thực hiện, bé sẽ bị “nhờn thuốc” và không coi trọng lời nói của cha mẹ nữa.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng đưa ra hình phạt trong việc giáo dục con là không sai, nhưng bố mẹ nên chọn những hình thức phù hợp và phải nghiêm túc thực hiện, giám sát, như: không cho xem ti vi, không cho chơi đồ chơi…
4. Chỉ phê bình con mà không khen
Nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của bé mà bỏ qua ưu điểm và những việc tốt bé làm được thì đó hoàn toàn không phải cách giáo dục tốt. Cách tốt nhất là mắng con đúng lúc, khen đúng mực thì hiệu quả trong lời nói của bạn sẽ được bé “hưởng ứng” tốt hơn, biết nghe lời cha mẹ hơn.