Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giải thích thế nào để an ủi khi trẻ mất đi người thân?

Tùy theo lứa tuổi mà trẻ có những hiểu biết và thắc mắc khác nhau về sự chết. Vậy người lớn nên giải thích cho trẻ về sự chết như thế nào để an ủi khi trẻ mất đi người thân?

Trẻ hiểu sự chết như thế nào ?

Đến 3 tuổi:

Trẻ không hiểu chết là gì nhưng có thể nhận biết cảm xúc của người lớn. Trẻ giao tiếp bằng cử chỉ hơn lời nói. Trẻ cần sự chăm sóc thể chất, tình cảm và trấn an. Trẻ không nhớ người qua đời.

Người lớn phải giúp trẻ tiếp tục sống và lớn lên bình an như bao trẻ khác.
Người lớn phải giúp trẻ tiếp tục sống và lớn lên bình an như bao trẻ khác.

Từ 3 – 5 tuổi:

Trẻ xem sự chết là tạm bợ, có thể thắc mắc về nguyên nhân sự chết. Trẻ có thể tin rằng mất người thân yêu là một hình phạt do trẻ không ngoan, không vâng lời cha mẹ. Trẻ có thể khó hiểu một số khái niệm trừu tượng như thiên đàng và cảm thấy buồn trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu thoái lùi , có hành vi hung hăng nhu đánh đấm hoặc la hét. Trẻ lý tưởng hóa người chết(chỉ nhớ điều tốt nhất của người chết) và gắn bó với người thay thế(như giáo viên, người hàng xóm). Trẻ tự tìm sự trấn an trong những trò chơi.

Từ 5 – 10 tuổi:

Trẻ bắt đầu hiểu chết là vĩnh viễn, sợ bản thân và người khác đang chết. Trẻ có thể giận dữ người qua đời và mặc cảm tội lỗi (tự trách mình gây sự chết) nhưng khó biểu lộ cảm xúc bằng lời. Do đó trẻ có thể biểu lộ qua hành vi như ứng xử tốt khi được chăm sóc hoặc hung hăng khi cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ tự đồng hóa với người qua đời, ví dụ đội nón theo kiểu bố đã đội, hoặc hát bài ca theo kiểu mẹ đã hát.

Từ 10 – 18 tuổi:

Trẻ có thể lo lắng chính mình rồi cũng sẽ chết, dùng cơ chế phòng vệ là sự phủ định, làm như không có gì xảy ra. Hoặc trẻ có thể dùng sự đè nén, cố không nghĩ và không nói đến sự mất mát. Trẻ có thể sợ tương lai, giấu cảm xúc hoặc hung hăng thay vì buồn sầu và trầm cảm.

Người lớn nên giải thích cho trẻ như thế nào ?

Tùy theo lứa tuổi , tùy theo sự hiểu biết và thắc mắc của trẻ, người lớn cần giải thích cho trẻ với ngôn ngữ đơn giản điều đã xảy ra bằng cách nói sự thật cho trẻ. Nên duy trì các công việc thường ngày và trấn an trẻ. Nên giúp trẻ biểu lộ cảm xúc thay vì dồn nén, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và học hành.

Nếu nỗi buồn, trầm cảm hoặc hành vi hung hăng kéo dài hàng năm, thì trẻ cần được giới thiệu đến chuyên viên tâm lý để trẻ được điều trị hữu hiệu.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Dù thế nào thì mẹ vẫn rất tự hào về con
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn