Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bà bầu bị u tuyến yên cần lưu ý những gì?

Hỏi: Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, em đang mang thai 24 tuần, khi đi khám thai đinh kỳ em phát hiện mình bị u tuyến yên gần 2cm, xét nghiệm Prolactin trong máu 106,3 ng/ml.

Hiện nay, vấn đề của em là giờ có BS nói rằng u sẽ tiết ra hóc môn làm co thắt tử cung dọa sinh non, BS khác thì lại bảo không ảnh hưởng đến bé (em theo khám 2 BS). BS sản khoa thì cho em uống: duphaston và nospa, ngày 2 lần. Em đã sinh mổ 1 lần (bé 5 tuổi), 1 lần thai ngoài cách đây 02 năm.

Lần thai này là do em bơm tinh trùng (vì sợ thai ngoài). Em thấy bé có gò khoảng 3 lần/ ngày, khi gò đều đau (nhẹ) căng cả bụng, sau đó thì bình thường. Hiện em xin nghỉ làm ở nhà. Trường hợp của em nên chữa trị, ăn uống, nghỉ ngơi thế nào ạ? Xin bác sĩ cho em lời khuyên?

Cảm ơn bác sĩ!

Thai phụ bị u tuyến yên cần lưu ý gì?
Thai phụ bị u tuyến yên cần lưu ý gì?

Trả lời: Chào em!

U tuyến yên hường tiết ra Prolactin gây vô kinh, rối loạn rụng trứng dẫn đến vô sinh. Dựa vào kích thước khối u, u tuyến yên chia làm 2 loại: u nhỏ (< 10mm) và u to (> 10mm).

Khi có thai, dưới ảnh hưởng của thay đổi nội tiết, u tuyến yên có thể lớn lên gây tổn thương tuyến yên hay dây thần kinh thị giác. Với u tuyến yên nhỏ thì ảnh hưởng <2%, còn u lớn ảnh hưởng có thể đến 25%, nếu đã có em bé thì tiên lượng sẽ tốt hơn.

Cần theo dõi sát các dấu hiệu khi có biến chứng như: đau đầu, thay đổi thị lực, nôn, buồn nôn, khát nước quá mức, tiểu nhiều thì đi khám ngay để được điều trị thích hợp.

Trường hợp của em, do bị gò tử cung gây đau bụng nên BS sản khoa cho thuốc để giảm co thắt, cần nghỉ ngơi nhiều. Xin nói thêm, bơm tinh trùng cũng bị thai ngoài như thường, em nhé.

Em cứ tiếp tục khám chuyên khoa ngoại thần kinh và theo dõi thai. Nếu không có biến chứng nặng thì sau khi sanh mới điều trị u tuyến yên.

Chúc em và bé khỏe!

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Lợi ích của cafe đối với sức khỏe con người
  • Mẹ bầu bị nhiễm thủy đậu có nguy hiểm?
  • Những kiểu cha mẹ dễ sinh ra những đứa trẻ xuất sắc
  • Sinh con xong có nên sưởi than hoa
  • Cần hiểu nhiều về điều trị hiếm muộn để tăng cơ hội thụ thai

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn