Các chuyên gia y tế ở Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ có chỉ số BMI trước khi mang thai trên 26 nên chỉ tăng cân ở mức từ 7 – 11,5kg vào cuối của thai kỳ của mình. Vậy làm thế nào để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ?
Nếu bạn đang bắt đầu mang thai với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 đến 29.9, bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống, bởi bạn đang được coi là thừa cân đấy.
Chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh là Body Mass Index, được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người.
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng.
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = W/H2.
Bạn được xem là béo phì nếu chỉ số BMI của bạn là 30 hoặc cao hơn thế.
Các chuyên gia y tế ở Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ có chỉ số BMI trước khi mang thai trên 26 nên chỉ tăng cân ở mức từ 7 – 11,5kg vào cuối của thai kỳ của mình. Với tốc độ khoảng từ 0,9 đến 1,4kg một tháng, chủ yếu là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Lời khuyên cho phụ nữ có chỉ số BMI khỏe mạnh (từ 18,5 đến 24,9) là nên đạt được số cân nặng tăng từ 11,5 đến 16kg.
Vậy làm thế nào để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ?
Đó là điều mà ai cũng muốn hướng tới. Nó không chỉ giúp bạn kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình, nó còn giúp bạn không quá nặng nề và phát phì trong giai đoạn này. Nếu trong thai kỳ, bạn tăng cân nhiều, những bệnh bạn có thể mắc là: tiền sản giật, sinh non, cao huyết áp, tiểu đường, xương khớp…
Mang thai chắc chắn không phải là thời gian thích hợp để bạn tham gia một chế độ ăn uống khắc nghiệt để giảm cân hay những bài tập thể dục với cường độ cao. Cả hai điều này đều có khả năng gây nguy hiểm cho bạn và em bé.
Nghiên cứu cho thấy, đối với một người phụ nữ mang thai thừa cân thì một chế độ ăn uống ít calo sẽ không làm giảm nguy cơ phát triển huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, ốm nghén là một trong những hiện tượng mà không ít bà bầu trải qua, điều này cũng có thể được xem là quá trình giảm cân tự nhiên của bà bầu: bạn bị buồn nôn, ăn mất ngon, ói mửa và có thể làm bạn mất năng lượng.
Nhưng bạn đừng lo lắng, em bé của bạn vẫn sẽ nhận được năng lượng đầy đủ mà bé cần. Phụ nữ thừa cân có một lượng calo dự trữ, vì vậy bạn đừng quá ngạc nhiên khi mình thì không tăng cân nhưng em bé vẫn phát triển tốt.
Bạn nên hỏi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mình để được tư vấn về một chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo bạn và bé khỏe mạnh và hạnh phúc.
Bạn hãy cất toàn bộ những thực phẩm nhiều đường, năng lượng: bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem…, chúng có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng nạp những thực phẩm này sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn bị tăng lên, và sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu của cơ thể.
Tham khảo ý kiến chuyên gia, chắc chắn bạn sẽ tìm được một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với bài tập thể dục hợp lý.
Bằng điều này, bạn sẽ nâng cao được sức khỏe thể chất cho bản thân.
Các nhà khoa học đã chứng mình điều này qua một thí nghiệm nghiên cứu thí điểm trên một người phụ nữ béo phì bị tiểu đường thai kỳ, chỉ cần tập thể dục đều đặn, thêm vào một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai, người phụ nữ này tăng cân ít hơn khi ăn một chế độ ăn uống không kiểm soát. Tóm lại, ăn uống và tập thể dục đúng cách đã khiến người phụ nữ ấy giảm nguy cơ sinh non, nguy cơ sinh bé thừa cân,…
Vậy ăn như thế nào để con khỏe mà cân nặng của mình vẫn nằm trong mức kiểm soát được?
Ăn uống hợp lý
Bạn cần giảm bớt lượng tinh bột, tăng các thực phẩm có chất, nhiều đạm như thịt bò, tôm, cua, cá…
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin như táo, nho, cam, quýt… Ngoài việc dễ tiêu hóa, chúng còn giúp chị em cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh hô hấp trong thời kỳ nhạy cảm này.
Bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân hợp lý. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa.
Tập thể dục đều đặn
Nếu bạn là một người mới tham gia tập thể dục, bạn hãy bắt đầu với những bài tập với tác động đơn giản như đi bộ, bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.
Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân không kiểm soát được.