Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Lợi ích khi lưu giữ tế bào gốc dây rốn của con

Việc lưu giữ tế bào gốc dây rốn của con là một biện pháp tốt nhất bảo đảm tương lai sức khỏe cho con bạn và các thành viên khác trong gia đình.

Không ai biết trước một em bé sinh ra khi lớn lên có thể mắc bệnh gì. Nếu các tế bào gốc từ dây rốn của con bạn được cất giữ, sau này khi cần tế bào gốc để chữa bệnh cho con bạn thì đây sẽ là các tế bào gốc phù hợp nhất với con bạn, vì chúng là các tế bào của chính cơ thể con bạn nên khi dùng để điều trị thì cơ thể con bạn sẽ không sinh ra phản ứng miễn dịch thải bỏ các tế bào này.

Nhiều lợi ích khi lưu giữ tế bào gốc của con.
Nhiều lợi ích khi lưu giữ tế bào gốc của con.

Kết quả là nếu được điều trị bằng tế bào gốc của chính mình thì con ban sẽ không phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào ghép. Như vậy sẽ vừa an toàn vừa không tốn kém tiền mua thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào gốc ghép.

Hơn thế nữa, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bị bệnh và mẫu tế bào của con bạn sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của người không cùng huyết thống, vì sự phù hợp hay không phù hợp giữa người nhận và các tế bào ghép được quyết định bởi các yếu tố di truyền, nên người thân trong gia đình thường phù hợp hơn so với người ngoài. Do đó mẫu tế bào gốc của con bạn cũng cho khả năng cao hơn khi sử dụng để điều trị cho các thành viên khác trong gia đình.

Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác.

Cho đến nay các tế bào gốc máu dây rốn đã được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau thuộc 3 nhóm bệnh chính. Nhóm thứ nhất chiếm đa số là các bệnh ung thư máu thuộc các dòng tế bào bạch cầu hay u lympho; nhóm tiếp theo là các bệnh di truyền (của hồng cầu, của hệ thống miễn dịch và các bệnh về rối loạn chuyển hóa); thứ ba là các bệnh lý ung thư không do di truyền như suy tủy, thiếu máu nặng…

Muốn lưu giữ tế bào gốc của con bạn, trước hết bạn cần liên hệ với Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương để được hướng dẫn và thực hiện các thủ tục đăng ký. Bạn nên làm việc này càng sớm càng tốt ngay khi có ý định lưu giữ tế bào gốc dây rốn. Bạn phải giữ liên lạc với Trung tâm Tế bào gốc để biết ngày giờ sinh và nơi bạn sinh con để họ sắp xếp việc lấy mẫu tại phòng đẻ và vận chuyển về Trung tâm.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Một số bệnh có thể lây lan từ mẹ sang con trong thời gian mang thai
  • Ý kiến của bác sĩ về sinh mổ
  • Uống nước thế nào là tốt?
  • Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ tư

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn