Hỏi: Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, con tôi đã được 6 tuổi rồi, nhưng cháu vẫn bị đái dầm. Liệu chứng đái dầm có liên quan đến các yếu tố tâm lý, tâm thần không? Nguyên nhân và cách điều trị đái dầm như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi?
Cảm ơn bác sĩ!
Trả lời: Chào bạn!
Khoảng 15 – 20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi vẫn đái dầm liên miên (đái dầm tuýp 1) và khoảng 3 – 6% trẻ em 5 – 12 tuổi đã ngừng đái dầm được 6 tháng rồi lại đái dầm lại (đái dầm tuýp 2) và 2% đái dầm ở tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân gồm 2 nhóm: Thứ nhất do vấn đề về mặt sinh lí, những dị tật bẩm sinh của bàng quang, bàng quang quá nhỏ, chậm phát triển về ống thần kinh, nhiễm trùng đường tiểu…
Nhóm nguyên nhân thứ 2 do liên quan đến vấn đề cảm xúc như bố mẹ áp đặt quá đáng, khó khăn trong học tập, gia đình thiếu quan tâm chăm sóc… Đái dầm còn có yếu tố di truyền.
Để khắc phục chứng này, ngoài sự quan tâm của bố mẹ đến các cháu như không quát mắng, cần động viên chia sẻ với các cháu. Gia đình cũng cần hạn chế cho các cháu uống nước vào buổi tối, đánh thức các cháu đi tiểu vào khoảng 2 giờ sáng nhằm tạo điều kiện có phản xạ có điều kiện về đi tiểu.
Một số trường hợp liên quan đến yếu tố tâm thần phải được các bác sĩ tâm thần thăm khám và cho dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitiptylin, imipramin mới có hiệu quả.