Có rất nhiều điều thú vị về nhau thai có thể các mẹ bầu chưa biết. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá những điều thú vị đấy nhé!
1. Các mẹ biết không, ngay từ khi trứng được thụ tinh thì nhau thai cũng hình thành. Lúc này các tế bào được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tế bào sẽ trở thành em bé và 1 nhóm tế bào còn lại sẽ hình thành nên nhau thai.
Chỉ sau vài ngày, nhóm tế bào hình thành nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung trong bụng mẹ. Từ đây, “cuộc sống” và chức năng của nhau thai bắt đầu.
Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.
2. Có thể các mẹ không tin, nhưng tất cả những hormone trong thai kỳ đều do nhau thai sản xuất. Và khi progesterone (hormone giới tính giúp duy trì thai) cao thì độ ổn định của thai kỳ càng lớn. Sau 9 tháng mang thai, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm dần dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung, báo hiệu đã đến lúc sẵn sàng chuyển dạ, cho em bé chào đời.
3. Nhau thai giúp duy trì sự sống của em bé ở trong bụng mẹ vì nó cung cấp oxy cho bé và đào thải carbon dioxide. Không những thế, nhau thai còn có thể lọc nhiều chất độc hại mà mẹ hấp thu vào cơ thể như thuốc men, vi khuẩn.
Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống lại virus, bởi thế, virus như virus gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai.
4. Tuy chỉ được hình thành từ vài tế bào, nhưng đến khi người mẹ chuyển dạ thì nhau thai có thể nặng tới 1kg và to tương đương một cái đĩa có đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm.
5. Nhau thai không chỉ giúp duy trì sự sống của thai nhi trong quá trình mang thai mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác.
Sau khi sinh: bác sĩ có thể nhìn nhau thai để nhận biết rất nhiều về tình trạng của bé sơ sinh.
Trong khi mang thai: nếu người mẹ bị nghi ngờ có vấn đề về di truyền thì nhau thai được dùng để kiểm tra các vấn đề di truyền trong xét nghiệm CVS (xét nghiệm lấy mẫu nhun màng đệm).
6. Các mẹ bầu có biết nhờ đâu mà mình không bị hành kinh trong 9 tháng 10 ngày mang thai? Đó chính là nhờ nội tiết tố của nhau thai đã ngăn chặn sự rụng trứng.
7. Khi em bé được sinh ra thì nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Bởi vậy mà sau khi em bé ra khỏi bụng mẹ rồi, các mẹ vẫn thấy có thêm một vài cơn co nữa, đó chính là quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-20 phút nhưng cũng có thể là 1 tiếng sau sinh.
Trong trường hợp nếu các mẹ không có cơn co thắt để đẩy nhau thai thì bác sĩ sẽ phải xử lý bằng cách tiêm oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Thuốc được tiêm vào bắp đùi của mẹ hoặc tĩnh mạch sau khi sinh con.
8. Một số trạng thái của nhau thai
– Nhau thai bám thấp: Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung. Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai.
– Nhau thám bám quá chắc: Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.
– Nhau thai đứt rời: Là trạng thai nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra máu cho mẹ và khiến nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.
– Những vị trí bình thường của nhau thai:
+ Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).
+ Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).
+ Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
+ Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
9. Cũng giống nhau đồ vật dùng lâu thì bị mòn, ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện hiện tượng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu ở những tháng cuối thai kì, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng vì vậy mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.
Hang đã bình luận
Xin chao bac si
Hien nay em mang bau duoc 32 tuan, em be duoc 1,8kgs con em duoc 60kgs. Nhu vay em be co cho la be qua khong? so can cua em nhu vay co phu hop hay la tang qua nhieu khong ah? Xin bac si tu van giup.