Việc rạch tầng sinh môn là để hỗ trợ ca sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Vì vậy mà thủ thuật này được các bác sĩ áp dụng với hầu hết các ca đẻ thường. Thông thường, sản phụ sẽ phải mất 1 tuần đầu chịu đau đớn với vết rạch tầng sinh môn. 2 tuần sau đó, vết thương sẽ dần lành lại và trở lại bình thường.
Tuy nhiên, không chỉ có vết rạch sinh môn, sau sinh nở sản dịch bắt đầu ra. Giai đoạn này, cô bé sẽ trở lên cực kỳ nhạy cảm.Có đến 80% phụ nữ mang thai chọn sinh con bằng phương pháp tự nhiên. Và điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều người gặp trở ngại trong việc chăm sóc ‘vùng kín’ sau sinh nở.
Bà bầu Bích An chia sẻ với chúng tôi: “Em nghe nói, hầu hết bà bầu đều bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở. Sau sinh, sản dịch lại ra rất nhiều. Em lo rằng như thế sẽ bị nhiễm trùng chỗ vết khâu tầng sinh môn. Vậy em phải làm gì để chăm sóc an toàn vùng kín sau sinh?”
Nỗi lo của bạn An không phải là cá biệt. Ngày này, chị em bầu thường có xu hướng mang bầu to, lại khó đẻ nên việc rạch tầng sinh môn khi sinh thường khá phổ biến. Sau sinh nở, sản dịch bắt đầu tiết ra và nếu sản phụ không biết vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy lúc này, cần chăm sóc “cô bé” thế nào là đúng cách?
Thay đổi ‘vùng kín’ sau sinh nở
Việc rạch tầng sinh môn là để hỗ trợ ca sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Vì vậy mà thủ thuật này được các bác sĩ áp dụng với hầu hết các ca đẻ thường. Thông thường, sản phụ sẽ phải mất 1 tuần đầu chịu đau đớn với vết rạch tầng sinh môn. 2 tuần sau đó, vết thương sẽ dần lành lại và trở lại bình thường.
Tuy nhiên, không chỉ có vết rạch sinh môn, sau sinh nở sản dịch bắt đầu ra. Giai đoạn này, cô bé sẽ trở lên cực kỳ nhạy cảm. Trong ngày đầu tiên, sản dịch sẽ xuất hiện khá nhiều và các mẹ phải dùng đến bỉm người già. Sản dịch tiếp tục ra từ 1-2 tuần sau sinh và có những người phải đến 20 ngày mới sạch.
Trong thời gian này, sản phụ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc “cô bé” để tránh nhiễm trùng những như bị hậu sản, rong huyết.
Cách chăm sóc ‘vùng kín’ sau sinh
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Khi sản dịch chảy ra, chị em cần sử dụng loại băng vệ sinh thấm hút tốt. Thay băng vệ sinh thường xuyên (4 giờ/lần) để ‘vùng kín’ luôn được khô ráo. Chị em cần lưu ý sử dụng nước ấm để vệ sinh. Tuyệt đối không dùng khăn, giấy vệ sinh có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Thời gian này, sản phụ cũng không được tự ý thụt rửa âm đạo.
Quần áo thoáng mát
Sản phụ nên chọn quần áo thoáng mát, đặc biệt là đối với quần áo lót. Nêu sử dụng những sản phẩm cotton để thấm hút tốt nhất.
Lưu ý khi đi tiểu
Để giảm đau và xót vết rạch tầng sinh môn, các mẹ nên vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen. Cách làm này còn giúp tránh làm bẩn vết khâu tầng sinh môn. Sau khi đi tiểu, chị em cần lau khô bằng khăn mềm để tránh tổn thương vết rạch.
Chú ý đi lại
Mẹ bầu mới sinh nở nên đi lại nhẹ nhàng nhưng không đồng nghĩa với việc ngồi lỳ một chỗ quá nhiều. Việc đi lại rất có lợi để thông huyết sau sinh nhưng cần chú ý đến động tác đứng lên ngồi xuống, và tránh khuân vác đồ nặng.
Ăn uống đầy đủ chất
Việc ăn uống bồi bổ cơ thể là rất cần thiết sau sinh nở. Ngay sau sinh, chị em có thể ăn uống thoái mái nhưng lưu ý là phải ăn chín, uống sôi. Sản phụ nên ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Nguyễn Thị Quyên đã bình luận
Năm 26 tuổi em sinh em bé bằng phương pháp sinh thường, Em bị rạch tầng sinh môn rất dài và đã được Bs khâu lại. em muốn hỏi là Chỉ mà Bs dùng để khâu là chị tự tiêu hay thường?
Sau sinh mỗi khi SH (sinh hoạt) vợ chồng em thấy đau và cảm giác như bị xé thịt. Em kiểm tra bằng mắt thường và cảm nhận thấy có 1 mấu như mấu buộc chỉ khi ray mấu đó thấy kéo kéo và nhức.