Thay tã lót cho bé yêu thường xuyên là việc rất cần thiết và quan trọng, bởi vì nước tiểu kết hợp với vi khuẩn trong không khí sẽ gây ra các bệnh viêm da và phát ban do tã lót.
Cần thực hiện việc thay tã trước và sau khi ăn (trừ buổi đêm, khi mà việc thay tã lót làm ảnh hưởng tới giấc ngủ). Tất nhiên là phải thay tã sau khi bé ị.
Trẻ thường ị nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi cho bé ăn (do phản ứng của đường ruột). Trong những ngày đầu, bé thường ị phân su (màu đen và dính), sau đó sẽ chuyển sang màu vàng.
Tình trạng ẩm ướt sẽ không gây khó chịu cho hầu hết các bé mới sinh vì thế đừng nghĩ rằng bé sẽ khóc hay khó chịu mỗi khi thấy muốn được thay tã. Các loại tã dùng một lần có khả năng thấm hút rất tốt vì thế sẽ không thể biết được tã ướt trừ khi chúng đã bị bão hòa. Để tránh tình trạng tã lót quá tải, cần kiểm tra sau mỗi 2 giờ bằng cách đưa 1 ngón tay sạch vào phía trong tã.
Loại tã nào tốt – Tã dùng 1 lần hay tã vải?
Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Tã vải truyền thống thường được ưa chuộng hơn tã dùng 1 lần, đặc biệt là vào những tháng đầu mới chào đời. Bởi tã vải rẻ hơn và ít gây phát ban do tã lót hơn. Tã vải có thể giặt và dùng đi dùng lại chứ không như tã dùng 1 lần.
Tuy nhiên, đầu tư quá nhiều các loại tã đắt tiền cũng không nên. Trước khi quyết định dùng loại tã nào, hãy nghĩ tới những yếu tố cơ bản hơn như: nhà có máy giặt và sấy khô không nếu định dùng tã vải. Nếu chọn loại tã dùng 1 lần, bạn có thể dễ dàng mua ở đâu và trong nhà có chỗ nào để cất chúng? Hãy trò chuyện với các bà mẹ có con nhỏ về kinh nghiệm dùng các loại tã. So sánh giá trị sử dụng và số tiền bỏ ra khi dùng tã vải, tã dùng 1 lần và quá trình giặt tã trong thời gian 2 – 3 năm. Và cũng cần lưu ý cả kế hoạch sẽ sinh bé tiếp theo nữa.
Thậm chí ngay cả khi lựa chọn tã vải, bạn vẫn có thể dùng tã giấy khi đi du lịch hay khi bé ốm bệnh.
Chuẩn bị thay tã cho bé như thế nào?
Trước khi thay tã cho bé, cần chuẩn bị như sau:
- Một khu vực an toàn với khăn và các dung dịch vệ sinh cần dùng
- Một chiếc tã sạch
- Một chiếc túi hay xô/chậu để đựng tã bẩn.
- Khăn xô và nước ấm
- Một chiếc xô có sẵn xà phòng nếu dùng tã vải
- Kem chống hăm nếu bé bị phát ban do tã
- Đồ chơi – cho bé một món đồ chơi nào đó để đánh lạc hướng bé khi mẹ thay tã.
Thao tác thay tã?
1. Tháo miếng dính 2 bên nhẹ nhàng và dán ngay vào tã lót để chúng không dính vào người bé. Đừng kéo tã bẩn ra vội.
2. Đặt 1 miếng giấy sạch lên trên tã bẩn hoặc kéo tã ra ngoài 1 chút nếu tã quá bẩn. Lau vùng sinh dục cho bé bằng một miếng vải mềm sạch.
3. Nâng mông bé lên và có thể dùng mắt cá chân của bạn đỡ mông này nếu chưa thành thạo.
4. Gấp tã bẩn lại làm đôi, chỉ chừa lại phần sạch sẽ.
5. Dùng khăn sạch lau phần phía trước. Nếu là bé gái thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn nhiễm vào bộ phận sinh dục.
6. Nâng cả chân bé lên và lau mông.
7. Thay tã sạch vào. Lúc này có thể thoa chút phấn rôm nếu cần thiết.
8. Kéo miếng dán sẵn ở 2 bên tã rồi dính lại sao cho vừa ôm người bé, không quá chặt hay quá lỏng (nhét vừa 1 ngón tay).
9. Mặc quần cho bé rồi thu dọn tã bẩn và rửa tay với nước và xà phòng.