Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Một số việc nhà mẹ bầu cần tránh

Dưới đây là một số việc chăm sóc nhà cửa không an toàn đối với cả mẹ và thai nhi, thế nên chị em hãy giao lại “trọng trách” đó cho những người khác trong gia đình giúp đỡ nhé!

Mang thai là lúc tốt nhất để bạn yêu cầu chồng có trách nhiệm chia sẻ việc nhà với bạn.
Mang thai là lúc tốt nhất để bạn yêu cầu chồng có trách nhiệm chia sẻ việc nhà với bạn.

Việc nặng nhọc

Chẳng cần làm gì thêm thì bạn cũng đang phải làm một việc rất nặng nhọc và toàn thời gian trong hơn 9 tháng. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến các khớp xương, dây chằng và liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, bạn sẽ cảm thấy mình yếu sức hơn, dễ mệt hơn và luôn nhức mỏi mọi thời điểm trong ngày. Đây hoàn toàn không phải lúc để bạn thử thách sức mạnh của mình với việc bưng bê, mang vác. Hãy để người đàn ông khoẻ mạnh của bạn làm những việc sau:

  • Di chuyển hay kê lại đồ đạc và đồ vật nặng trong gia đình.
  • Xách hàng hoá cho vợ khi vợ chồng bạn đi siêu thị hay mua sắm.
  • Mang đồ cồng kềnh giúp vợ lên xuống cầu thang (dù đó chỉ là giỏ quần áo bẩn cần giặt).
  • Chuyển nhà.

Việc phải leo trèo

Bạn không chỉ yếu hơn mà còn nặng cân và kém linh hoạt hơn, thêm vào đó là trọng tâm cơ thể đã thay đổi rõ rệt khi chiếc bụng bầu lớn dần lên. Vậy nên những việc nhà sau hoàn toàn không dành cho những “gấu mẹ vĩ đại”:

  • Trèo lên ghế để quét hoặc hút bụi trên trần nhà.
  • Trèo lên ghế để lấy đồ vật cất trên cao.
  • Ngồi ghế quá cao khiến chân không thể chạm đất thoải mái
  • Ở tầng lầu quá cao trong trường hợp phải đi cầu thang bộ.
  • Đi giày cao gót trên 5cm.

Việc độc hại

Nghe thì ghê gớm nhưng đó lại là những việc hết sức bình thường từ chăm sóc nhà cửa cho đến cả vệ sinh cá nhân. Và hạng mục những công việc nhà độc hại đó gồm:

  • Quét nhà, soạn kệ sách hoặc dọn nhà kho bụi bặm.
  • Lau rửa nhà cửa, giặt quần áo và rửa chén bát bằng dung dịch tẩy rửa gốc hoá chất.
  • Sử dụng bình xịt côn trùng hoặc bón phân hoá học (dạng khô hay lỏng) cho cây trồng.
  • Chơi, chăm sóc và dọn ổ cho mèo (phòng nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma).
  • Sơn nhà hoặc sơn đồ nội thất.
  • Dùng sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm gốc hoá chất.

Việc đòi hỏi tư thế không thoải mái

Tương tự như việc leo trèo và mang vác đồ nặng, những công việc đòi hỏi tư thế gập người, ngồi xổm hay phải đứng lâu cũng được xem là không phù hợp đối với bà mẹ mang thai. Bạn có thể bỏ qua những việc như:

  • Sử dụng máy hút bụi đòi hỏi phải cúi người để hút bụi ngóc ngách.
  • Làm vườn.
  • Đứng nấu ăn quá lâu hoặc ngồi giặt đồ.

Không chỉ giúp bạn giữ an toàn cho bản thân và em bé trong bụng, cắt giảm việc nhà còn giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hơn, giúp giảm đau và mệt mỏi, giảm stress và ổn định tâm trạng. Và bạn cũng không việc gì phải áy náy về việc đùn đẩy việc nhà cho chồng, vì việc thai nghén vốn đã là một trọng trách không gì có thể so sánh được rồi, hãy để anh ấy giúp bạn những việc… nhẹ nhàng hơn nhé!

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Mới mang thai nên kiêng gì mẹ đã biết chưa?
  • Cách trị nẻ mặt cho bà bầu hiệu quả, giúp da luôn mềm mịn
  • 15 vấn đề khó chịu của phụ nữ mang thai (phần 2)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn