Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc như: “Nên cho con bú thế nào là đúng?”, “Cần vắt sữa trong trường hợp nào?”. Bài viết này chúng xin được giúp các chị em giải đáp những thắc thắc đó.
Có cần thường xuyên vắt hết sữa thừa sau khi cho con bú không?
Liệu pháp này (trong phần lớn các trường hợp) không thể tiến hành thường xuyên. Cơ thể người mẹ cho con bú sản sinh sữa theo nhu cầu của trẻ. Nếu bạn cho con bú theo nhu cầu, tức là cho bú mỗi khi bé đòi ăn, thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để vắt sữa thừa.
Nhưng đôi khi cũng có thể phát sinh những tình huống mà bạn nhất thiết phải vắt sữa. Và đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Cần phải vắt sữa trong những trường hợp nào?
Vắt sữa để duy trì việc tiết sữa, nếu mẹ vì một lí do nào đó không thể cho con bú (mẹ đang phải dùng kháng sinh hoặc đi công tác…). Nên vắt sữa từ 8 đến 10 lần mỗi ngày.
Nếu mẹ có việc phải đi đâu đó một lúc và để sữa lại cho bé ăn trong thời gian vắng mẹ.
Nếu sữa “về” nhiều hơn lượng sữa bé có thể bú vào thời điểm đó. Trường hợp này thường xảy ra trong hai tháng đầu sau khi sinh, khi việc tiết sữa còn chưa được ổn định. Chẳng hạn 4 – 5 ngày sau khi sinh, sữa có thể về ồ ạt khiến ngực bạn căng nhức, thậm chí có thể phát sốt. Lúc này dùng máy hút sữa để lấy hết phần sữa thừa ra là tốt nhất.
– Trong trường hợp con bạn bị sinh non và phải ăn bằng ống thông. Nếu bạn muốn sau này nuôi con bằng sữa mẹ thì ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh bạn nên vắt sữa đều đặn 3 – 4 tiếng một lần.
– Trong thời kì khủng hoảng tiết sữa.
– Nếu như bạn muốn có sữa dự trữ.
Có cần phải vắt đến giọt sữa cuối cùng không?
Hoàn toàn không. Chỉ cần vắt cho đến khi nào bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu vắt sữa đến mức “cạn kiệt” thì sữa sẽ về ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng tiết sữa quá mức (dư thừa sữa).
Vắt sữa bừa bãi có tác hại gì?
Cho đến lúc bạn không thể rời chiếc máy hút sữa thì cơ thể bạn đã biến thành một nhà máy sản xuất sữa thừa công suất. Điều này chẳng giúp ích gì cho sức khỏe và thần kinh của bạn.
Bảo quản sữa vắt ra như thế nào cho đúng?
Sữa vắt ra có thể để được từ 6 đến 8 tiếng, nếu được bảo quản trong bình đậy nắp kín và giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C. Bạn chú ý không nên để chai sữa gần những thực phẩm nặng mùi, và nhất thiết phải đậy nắp bọc núm vú cao su!
Trước khi cho con ăn bạn phải hâm nóng bình bằng dụng cụ hâm nóng chuyên dụng hoặc ngâm vào nước ấm (chứ không phải nước nóng) cho đến khi sữa được 36 độ. Không được hâm nóng sữa bằng lò vi sóng hoặc cho vào nồi đun sôi trên bếp.
Trong trường hợp phải đi đường xa và không có điều kiện cho con bú thì bạn hãy để bình sữa vào hộp đựng thức ăn cho trẻ kèm với đá. Trên đường bạn cũng có thể hâm nóng sữa bằng cách kẹp bình sữa vào nách từ 15 đến 20 phút.
Sữa dự trữ
Nếu muốn bảo quản sữa trong tình trạng đông lạnh, bạn có thể mua các loại túi trữ sữa chuyên dụng, bình hoặc thậm chí là loại túi thường có khóa dùng để đựng thực phẩm trong ngăn đá. Khi vắt sữa vào túi hay bình để bảo quản, lưu ý không nên vắt quá đầy, vì sữa khi bị đóng băng sẽ nở ra. Nhớ ghi rõ ngày vắt sữa.
Nếu ngăn đá bạn dùng để bảo quản sữa nằm trực tiếp trong tủ lạnh thì thời gian bảo quản sữa đến 2 tuần. Nếu tủ lạnh chuyên dụng (lạnh
Khi muốn rã đông, bạn hãy đặt đứng túi sữa trong bình rồi ngâm bình vào nồi nước ấm. Thỉnh thoảng nên xoay bình để sữa nóng đều. Không được dùng lò vi sóng hoặc đun sôi sữa. Nhiệt độ cao sẽ giết chết những vi khuẩn có lợi và làm mất tính năng miễn dịch của sữa.
Phải làm gì với sữa đã quá hạn sử dụng? Các bác sĩ nhi khoa khuyên nên dùng sữa này để nấu cháo cho trẻ. Tất nhiên, sữa đun sôi sẽ bị mất đi nhiều dưỡng chất có lợi, nhưng việc đun sôi không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sữa của trẻ.