Làm thế nào để giúp con loại bỏ các hành vi tiêu cực và cuộc sống gia đình dễ chịu hơn? Các bậc phụ huynh hãy tham khảo và áp dụng 3 kỷ thật đơn giản dưới đây nhé!
“Con muốn ăn bánh. Con muốn ăn bánh” cho dù chúng ta nghe thấy lời này từ con mình hay con người khác thì kèm theo đó thường là những tiếng gào thét có thể vang vọng khắp siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Khi trẻ bước vào tuổi teen thì những âm thanh này sẽ chuyển thành “Con muốn quần áo mới. Con muốn một chiếc ô tô…”. Bố mẹ sẽ làm gì? Làm thế nào chúng ta dập tắt được những cuộc chiến này và làm cho cuộc sống của mình hòa bình hơn một chút?
Người Trung Quốc cổ có câu: “Bố mẹ nương tay dễ bị con cái lấn lướt”. Rõ ràng, một số “khuôn khổ” cho trẻ là cần thiết để giữ hòa bình và hạn chế sự hỗn loạn.
Nhất quán
Triết lý đằng sau kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này nên sử dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Nó có thể được sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.
Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ phải giữ được sự bình tĩnh và kiên định.
Ví dụ:
Trước khi thực hiện kỹ thuật nhất quán:
Con: Con muốn kẹo! (gào lên)
Bố mẹ: Không, chúng ta đi thôi.
Con: Nhưng con muốn kẹo (khóc)
Bố mẹ: Thôi nào, không kẹo kiếc gì. Đặt nó xuống. (mức độ cáu tăng lên)
Con: Con muốn kẹo, con muốn kẹo!
Bố mẹ: Chúng ta cần về nhà ngay bây giờ. Nào, đi thôi.
Con: Nhưng con muốn kẹo này cơ. (giậm chân xuống đất)
Bố mẹ: Được rồi, được rồi, mẹ sẽ mua. (rất khó chịu)
Khi thực hiện kỹ thuật kiên quyết:
Con: Con muốn kẹo!
Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (giọng bình tĩnh)
Con: Nhưng con muốn kẹo!
Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)
Con: Con muốn kẹo! Con muốn kẹo cơ!
Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)
Và cuối cùng, trẻ phải từ bỏ. Qua thời gian, kỹ thuật này sẽ ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Kỹ thuật nhất quán hiệu quả vì trẻ sẽ chán nản và học được rằng rên rỉ và mè nheo không giúp chúng có được điều mình muốn.
Là người quyết định
Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương, vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có cách để biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.
Với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực – khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Một tình trạng khá phổ biến là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái, nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.
Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực.
Chỉ cần đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất chỉ là thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ?
Một thống kê cho thấy chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt, bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải “làm gì đó” để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt, và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.
Bằng cách sử dụng 3 bí mật nuôi dạy con trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hành vi tích cực và ít hành vi tiêu cực hơn ở trẻ. Hãy duy trì tính nhất quyết với 3 bí quyết trên và đừng bỏ cuộc.