Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phương pháp phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh

Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học cho thấy, những gì trẻ nhìn được trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp phát triển và hoàn thiện vùng vỏ não thị giác, từ đó tác động tích cực đến khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ.

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng, khi sinh ra, trẻ đã có thể giao tiếp với thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan, dù rằng khả năng “bắt sóng” tín hiệu còn rất yếu.

Vừa chào đời, trẻ sơ sinh đã có đầy đủ các cơ quan phân tích, cảm nhận.
Vừa chào đời, trẻ sơ sinh đã có đầy đủ các cơ quan phân tích, cảm nhận.

1. Thị giác:

Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn 60 lần do cơ cấu của mắt chưa được hoàn chỉnh, mật độ các tế bào ở võng mạc còn thấp. Chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, bé đã nhận ra mẹ. Từ tuần thứ ba đến tuần thứ năm xuất hiện sự tập trung thị giác, bé thích những vật được chiếu sáng rõ, có hình tròn và chuyển động chậm.

Cha mẹ nên treo trong phòng vài bức tranh hoặc ảnh kích thước lớn, bố cục đơn giản, màu sắc tươi tắn rõ ràng, treo những đồ chơi phát ra âm thanh êm tai, chuông, màu sắc ở gần chỗ bé nằm sẽ giúp trẻ phát thị giác. Cũng có thể bế bé đi dạo quanh nhà hoặc đặt nằm gần cửa sổ để bé quan sát xung quanh, tránh ánh nắng gay gắt và gió mạnh. Lúc này người lớn có thể quan sát phản ứng của trẻ, nếu bé cảm thấy thích thì sẽ nằm im hoặc có tín hiệu đáp trả thích thú, nhưng nếu bị kích thích quá, bé sẽ ngáp, quay đầu, cong lưng, khóc hoặc khó chịu.

2. Thính giác:

Là cơ quan được thức tỉnh rất sớm. Sau khi ra đời, bé đã có khả năng nhận biết tiếng nói của mẹ. Tuần thứ hai và thứ ba đã xuất hiện sự tập trung thính giác. Âm thanh đột ngột như tiếng vỗ tay lớn, tiếng cánh cửa đập mạnh sẽ làm trẻ đột nhiên lặng im, không động đậy.

Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc có lợi cho sự phát triển thính giác của trẻ. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu. Các bà mẹ được khuyến khích hát ru trẻ ngủ hoặc ngân ngân nga theo giai điệu của những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, vui tươi hoặc vừa hát vừa cầm tay bé vỗ theo nhịp.

Nên thường xuyên trò chuyện với trẻ. Đơn giản nhất, hãy nói với bé về những điều bạn đang làm hoặc diễn ra xung quanh mình. Mẹ có thể đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, mỗi lần chỉ cần từ 5 đến 10 phút.

3. Khứu giác:

Chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, bé đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và rất “quyện hơi mẹ”. Mẹ có thể đặt trong nhà những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn cho cả mẹ lẫn con. Nên lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng tốt cho cả mẹ và con, giúp bé làm quen với mùi vị, đồng thời tạo cảm giác ngon miệng cho cả hai mẹ con.

4. Vị giác:

Trẻ phát triển vị giác rất sớm. Vừa mới ra đời, bé đã phân biệt được 4 vị khác nhau là ngọt, mặn, đắng, chua. Các bé thường hảo ngọt và ghét những vị đắng, chua. Từ khi sinh ra, trẻ được bú sữa mẹ nên việc chuyển qua dùng các loại thực phẩm khác sẽ khiến bé bị “sốc”, phải mất một thời gian khá lâu trẻ mới quen được.

5. Xúc giác:

Trẻ sơ sinh cũng phát triển xúc giác sớm. Da của bé rất nhạy cảm. Bé cảm nhận độ nóng lạnh, ẩm ướt rất nhạy nên khi tè ướt, hay nhiệt độ lạnh, nóng, bé thường la khóc. Khi chào đời, bé đã có thể níu chặt các đồ vật bằng lòng bàn tay. Sau đó không lâu, bé có cảm giác về hình thể và tính chất rắn hay mềm của đồ vật. Vì thế có thể cho bé sờ vào đồ chơi làm bằng những vật liệu khác nhau…

Lưu ý: Sự phát triển các giác quan còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn tượng bên ngoài mà trẻ tiếp nhận được. Vì vậy, cần tạo ra môi trường thích hợp với từng loại giác quan để tạo ra những ấn tượng tương ứng. Tuy nhiên, không nên kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần chỉ khoảng 5 đến 15 phút) hoặc kích thích quá mạnh (âm thanh lớn, các mùi vị quá nồng).

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc trẻ sơ sinh , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển ở bé bốn tháng tuổi
  • Sự phát triển ở bé hai tháng tuổi
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em
  • Những yếu tố khiến trẻ không thể cao lớn và khỏe mạnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn