Một chế độ ăn uống đa dạng giúp bé phát triển tốt hơn, nhưng nếu mẹ cho bé dùng không đúng độ tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện của bé.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm bạn nên tránh cho con ăn theo độ tuổi.
Thực phẩm nên tránh với bé trước 6 tháng tuổi
Tất cả các thực phẩm và đồ uống, ngoại trừ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé sơ sinh trong 6 tháng đầu.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 6 – 12 tháng tuổi
Mật ong:
Mật ong có thể chứa Clostridium botulinumf – loại bào tử có khả năng gây ra ngộ độc. Hệ tiêu hóa đã phát triển toàn diện của một người trưởng thành có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này. Nhưng đối với hệ tiêu hóa đang phát triển của các bé, các bào tử này có thể phát triển và sản sinh độc tố đe dọa đến tính mạng.
Sữa bò và sữa đậu nành:
Tuy rất gần với sữa mẹ và sữa bột nhưng hai loại sữa này thực sự phù hợp chỉ từ sau sinh nhật một tuổi của bé. Nguyên nhân là vì bé của bạn chưa thể tiêu hóa được protein trong sữa bò và sữa đậu nành trong năm đầu tiên. Thực tế hai loại sữa này không có tất cả các chất dinh dưỡng bé cần trong năm đầu đời và còn chứa lượng các khoáng chất có thể làm hại thận của bé.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 12 – 24 tháng tuổi
Sữa ít chất béo: Ở độ tuổi này, hầu hết bé mới biết đi cần chất béo cũng như năng lượng của sữa nguyên chất để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu con bạn có nguy cơ bị béo phì hoặc bệnh tim thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bé dùng sữa ít chất béo trước 2 tuổi.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 24 – 36 tháng tuổi
Nguy cơ nghẹt thở vì thức ăn: Mặc dù ở độ tuổi này, các bé đã có thể ăn nhiều món hơn, nhưng nếu không để ý bé sẽ vẫn có thể bị nghẹn thức ăn. Các mẹ vẫn cần tránh các mối nguy hiểm liệt kê dưới đây đồng thời tránh cho con ăn trong lúc đi bộ, hay vừa ăn vừa xem t vi hoặc làm bất cứ điều gì khác mà có thể làm bé mất tập trung vào bữa ăn của mình.
Các mối nguy hiểm khác cần lưu ý để bé không bị nghẹn hoặc nghẹt thở vì thức ăn:
– Những thực phẩm có kích thước lớn hơn một hạt đậu cũng có thể làm bé bị nghẹn trong khi ăn. Các loại rau củ như carrot, cần tây, đậu xanh cần được băm hoặc thái nhỏ khi nấu. Bạn cũng nên cắt những loại quả như nho, cà chua, dưa hấu thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu trước khi cho bé ăn. Tương tự thịt và phomát cũng nên được cắt thật nhỏ.
– Thực phẩm nhỏ nhưng cứng như kẹo, bỏng ngô hay các loại hạt có thể là nguyên nhân tiềm năng gây nghẹn hay nghẹt thở cho bé. Các loại hạt có thể là quá nhỏ để bị nghẹt thở nhưng lại có khả năng bị kẹt trong đường hô hấp của bé và gây ra nhiễm trùng.
– Thực phẩm mềm nhưng dính như kẹo dẻo, thạch cũng có thể làm bé gặp khó khăn khi nuốt hoặc bị kẹt trong cổ họng bé.
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên các mẹ không nên cho con ăn thức ăn đặc trước một tuổi hoặc thậm chí muộn hơn với lí do các thức ăn này chứa những chất gây dị ứng phổ biến nhất, đặc biệt với bé nhạy cảm với dị ứng. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) mới đây đã nghiên cứu và cho thấy việc cho bé ăn những thức ăn này muộn hơn cũng không giúp ngăn chặn bệnh dị ứng tốt hơn.Đối với bé đến tuổi tập đi, bạn nên cung cấp càng đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của bé càng tốt trừ khi bé bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định. Trong trường hợp bé của bạn dị ứng với đồ ăn, hãy nhờ bác sĩ tư vấn cách tốt nhất để chế biến và kết hợp các loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu như trứng, sữa, lạc, đậu nành, các loại hạt, cá và hải sản trong thực đơn hàng ngày của bé.